Trang Chủ Khám phá Lào Cai Văn hóa

Liên hoan văn nghệ “Nhịp cầu hữu nghị”

Tối 14/1, tại sân Quảng trường Kim Tân, thành phố Lào Cai diễn ra Chương trình Liên hoan văn nghệ đón xuân qua biên giới Việt – Trung lần thứ IV, năm 2020, giữa thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và thành phố Mông Tự - tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với chủ đề “Nhịp cầu hữu nghị”.

Độc đáo mặt nạ của người Dao

Tâm thức của người Dao được phỏng chiếu trong hầu hết hoạt động văn hóa, thông qua các hình thức tổ chức diễn xướng phi vật thể kết hợp với những di sản vật thể phong phú, trong đó mặt nạ là một đại diện quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc Dao ở Lào Cai.

Tâm huyết với văn hóa dân tộc Dao

Đã 3 năm nay, người dân thôn Nậm Dạng, xã Nậm Dạng (Văn Bàn) không còn được nghe tiếng đọc bài của những học trò người Dao vang lên từ căn nhà gỗ. Bởi, “thầy giáo” Triệu Nguyên Minh (Triệu Ồng Nhất) đã ở tuổi xưa nay hiếm, mắt mờ chân chậm, dù vẫn tâm huyết, nhưng thầy đành lỗi hẹn với những học trò khát khao học chữ Nôm Dao.

Thôn Kíp Tước 1 nhộn nhịp vào mùa làm hương

Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, những ngày này, đồng bào Giáy ở thôn Kíp Tước 1, xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) lại nhộn nhịp với nghề làm hương truyền thống.

Thành phố Lào Cai: Nhiều hoạt động ý nghĩa mừng Đảng, mừng Xuân Canh Tý

Thông qua tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân và lễ hội nhằm cổ vũ, động viên cán bộ, nhân dân thành phố thi đua lao động, sản xuất, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Bảo tồn di sản múa trống đất của người Dao họ (Kỳ 2: Múa trống đất - điệu múa của những người đàn ông)

Xung quanh câu chuyện về chiếc trống đất của người Dao họ, điều đặc biệt là không chỉ trống đất có cấu tạo độc đáo mà múa trống đất cũng là điệu múa cầu kỳ, hấp dẫn.

Bảo tồn di sản múa trống đất của người Dao họ (Kỳ 1: Độc đáo trống đất của người Dao họ)

Hiện nay, người Dao họ ở xã Sơn Hà (Bảo Thắng) và xã Cam Cọn (Bảo Yên) vẫn còn lưu giữ, bảo tồn một loại nhạc cụ cổ độc đáo và quan trọng trong đời sống tâm linh, đó là chiếc trống đất. Nghe tên trống đã thấy kỳ lạ, vậy chiếc trống đất hình dáng ra sao và có gì độc đáo? Những câu hỏi ấy cứ thôi thúc chúng tôi đi tìm “báu vật” này.

Văn Bàn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số

Huyện Văn Bàn hiện có 3 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Lễ hội Xuống đồng dân tộc Tày; lễ cầu làng “Áy lay” người Dao họ; Khắp Nôm dân tộc Tày. Cùng với nghi lễ và trò chơi dân gian kéo co của đồng bào Tày, mới đây nghi lễ Then Tày cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Cả 2 di sản này đều có trong đời sống của đồng bào Tày Văn Bàn.

Gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc

Là địa danh du lịch nổi tiếng, huyện Sa Pa có sức hút kỳ lạ với du khách trong nước và quốc tế bởi nét mộc mạc, đơn sơ nhưng rất đặc sắc trong đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc nơi đây.

Hội thảo nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổ chức Tết cổ truyền của một số dân tộc thiểu số Việt Nam

Ngày 15/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng tổ chức Hội thảo nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổ chức Tết cổ truyền của một số dân tộc thiểu số Việt Nam.