Trang Chủ Khám phá Lào Cai Văn hóa

Độc đáo khuyên tai của phụ nữ dân tộc Mông ở Lào Cai

Giống như nhiều dân tộc khác, phụ nữ Mông đeo trang sức để làm đẹp và thể hiện những thông điệp liên quan đến cuộc sống riêng tư. Trang sức của họ thường được tạo ra từ các chất liệu: bạc, nhôm, đồng, thiếc... với các nét hoạ tiết dân gian sinh.

Cánh còn ngày xuân

Cứ mỗi độ xuân về, khi những nụ đào, nụ mận đua nhau nở bừng rực rỡ cũng là lúc bản làng đồng bào các dân tộc vùng cao lại tưng bừng tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: Đánh én, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ... Trong đó, tung còn là trò chơi đặc trưng không thể thiếu trong dịp đầu xuân mới của đồng bào Giáy, Tày và Dao tuyển ở Lào Cai.

Một số lễ hội của người Hà Nhì ở Lào Cai

Người Hà Nhì ở Lào Cai có một số phong tục được coi là nét văn hóa đặc sắc như tục ăn tết sớm, lễ tảo mộ, lễ cấm bang, lễ cúng rừng...

Múa dân gian dân tộc Xá Phó ở Lào Cai

Người Xá Phó ở Lào Cai có dân số khoảng trên 1.000 người, sống thành từng làng bản giữa lưng chừng núi cao, tập trung chủ yếu ở các huyện: Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai... Nguồn thu nhập chính của người Xá Phó từ canh tác ruộng nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tinh tế nghề làm bạc của người Dao đỏ ở Mường Hum

Tới thăm người Dao ở bản Séo Pờ Hồ, xã Mường Hum (Bát Xát) chúng tôi được “mục sở thị” sự tinh tế những tay nghề làm trang sức bằng bạc.

Rộn ràng chợ phiên Cán Cấu

Dù không được xây dựng khang trang như ở Sa Pa, Bắc Hà, nhưng chợ phiên Cán Cấu (Si Ma Cai) lại thu hút khách thập phương bởi sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc Mông nơi vùng cao miền biên viễn Lào Cai.

Trống nêm – nhạc cụ độc đáo của người Dao đỏ

Người Dao đỏ ở Lào Cai sinh sống thành từng thôn, bản lớn tập trung ở các huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Sa Pa. Người Dao đỏ có vốn văn hóa, nghệ thuật truyền thống phong phú và độc đáo thể hiện qua các làn điệu hát giao duyên, dân ca, dân vũ, lễ hội và các tập quán sinh hoạt tín ngưỡng.

Lễ cúng cầu an cho phụ nữ mang thai của người Thu Lao ở Lào Cai

Cũng như nhiều dân tộc khác, người Thu Lao rất coi trọng việc sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống và đem lại phúc đức cho gia đình. Do vậy, ngay từ khi người phụ nữ có thai, gia đình đã phải coi trọng chăm sóc, bảo vệ để đảm bảo cho đứa bé khi ra đời sẽ khoẻ khoắn, bụ bẫm. Điển hình là lễ cúng cầu an cho người mẹ đang mang thai và thai nhi được khoẻ mạnh, phát triển bình thường trong bụng mẹ.

Hôn nhân và tục hát cưới của người Giáy ở Lào Cai

Người Giáy rất coi trọng việc hôn nhân, họ quan niệm hôn nhân là sự kiện hệ trọng trong cuộc đời con người, là sự nối dõi dòng tộc. Vì vậy, trong hôn nhân, người Giáy ít quan tâm đến giàu hay nghèo, chủ yếu chú ý đến phẩm chất đạo đức và nền nếp gia phong hai bên, người Giáy cấm kỵ kết hôn cùng huyết thống.

Bảo Thắng - vùng đất của những di vật văn hóa lâu đời

Bảo Thắng là vùng đất cổ, có nhiều di sản văn hoá lâu đời, đặc biệt là di tích Khảo cổ học từ thời đại đồ đá cũ với nền văn hoá Sơn Vi đến văn hoá Hoà Bình, Phùng Nguyên và nền văn minh Đông Sơn rực rỡ.