Trang Chủ Khám phá Lào Cai Văn hóa

Khám phá nét độc đáo trong đám cưới của người Hà Nhì

Với người Hà Nhì ở Lào Cai, trai gái đến tuổi trưởng thành được tự do kết bạn. Đôi trai gái ưng thuận làm bạn thì họ sẽ xin phép bố mẹ của cả hai gia đình được tìm hiểu nhau và khi đã đủ sự tin tưởng vào tình yêu, họ có thể sinh con trước khi tổ chức nghi lễ cưới.

Văn Bàn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Văn Bàn đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân về vị trí, vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc. Các tập quán lạc hậu từng bước được cải tạo, thay đổi, tri thức dân gian trong nhiều lĩnh vực được đưa vào áp dụng, phát huy giá trị, góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Đặc sắc lễ cưới hỏi của người Mông xanh

Có dịp lên Tu Thượng, xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn chúng tôi được tham dự một đám cưới của dân tộc Mông xanh. Đó là đám cưới của đôi vợ chồng trẻ, cô dâu Lý Thị Viện và chú rể Vàng A Trứ.

Bắc Hà: Bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch bền vững

Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng những giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng..., Bắc Hà có nhiều cơ hội để phát triển du lịch. Với quan điểm phát triển du lịch bền vững, thời gian qua, huyện Bắc Hà rất chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển du lịch.

Người Mông xanh giữ nghề truyền thống

Ngược con dốc khấp khểnh và chênh vênh hơn 2 giờ đồng hồ, chúng tôi lên thôn Tu Thượng, xã Nậm Xé (Văn Bàn), nơi duy nhất ở nước ta có tộc người Mông xanh sinh sống. Từ chân dốc Tu Thượng nhìn lên, những ngôi nhà gỗ nằm cheo leo sườn núi, bên hiên treo đầy những bắp ngô vàng óng. Bước vào trong nhà, những bao thóc vừa thu hoạch xếp đầy gian, in dấu một mùa no đủ hiện hữu.

Xã Phú Nhuận ra quân sản xuất đầu năm gắn với hội Lồng tồng

Ngày 29/1(tức mùng 5 Tết Canh Tý), xã Phú Nhuận (Bảo Thắng) tưng bừng tổ chức Lễ hội Lồng tồng và ra quân sản xuất đầu năm.

Tết trên bản người Nùng U

Khi hoa mận, hoa đào trên những dãy núi đá vôi ở vùng cao Bắc Hà chớm nở cũng là lúc người dân ở các bản làng chộn rộn đón mùa xuân mới. Ở mảnh đất Sông Lẫm, xã Tả Củ Tỷ, Tết Nguyên đán là tết quan trọng nhất trong năm nên người Nùng U chuẩn bị rất chu đáo.

Tết là ấm áp, tết là đoàn viên

Khi hàng cây trải qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, ủ mầm xanh trong lớp giá sương chờ nắng lên mà bật cánh. Khi cuốn lịch nhà nhà dần vơi ngày cũ, ông trút tiếng thở khẽ, vậy là một năm đã qua. Khi đàn chim báo xuân ríu rít gọi nhau về chái nhà xưa để đơm mùa xây tổ ấm. Đó là lúc nàng xuân đã đến với thế gian, phủ lên vạn vật, cảnh sắc màu nhựa sống, báo hiệu năm mới đang về.

Bức họa “cổ mộc”

Với nghệ nhân làm nghề điêu khắc hoặc người thợ làm nghề chạm khắc trên các chất liệu đá, gỗ, thậm chí tinh xảo hơn là thợ chạm bạc thì việc có những tác phẩm được ca tụng cũng là điều hẳn nhiên. Nhưng với ông Trần Khi - chủ nhà vườn Sa Pa Khi, một người rất đỗi bình thường, sinh ra và lớn lên tại Sa Pa thì điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, ấy là ông không qua trường lớp nào, như một thứ đam mê ngẫu nhiên “cuộc đời bắt ông phải vậy”, khiến ông đi suốt quãng đời cho đến gần tuổi lục tuần vẫn không ngừng say sưa với những nét chạm khắc trên các tấm gỗ cũ kỹ. Không ít bạn bè, thậm chí vợ con ông có lúc không mấy đồng tâm với ông bởi gánh nặng “cơm áo gạo tiền”, mà cho rằng những tác phẩm “cổ mộc” của ông như một sự “khác người” và “vô bổ”…

Rộn rã chợ Cán Cấu phiên cuối năm

Đã thành thông lệ, vào thứ 7 hằng tuần, mọi bước chân lại dồn về chợ phiên Cán Cấu (Si Ma Cai). Tuy nhiên, phiên chợ thứ 7 ngày 24 tháng Chạp lại đặc biệt hơn, bởi đây là phiên chợ cuối cùng của năm Kỷ Hợi.