Trang Chủ Khám phá Lào Cai Văn hóa

Người Mông Sa Pa vào mùa thu hoạch cây lanh, dệt vải

Từ bao đời nay, người Mông đã truyền nhau câu nói “Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông” để nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của cây lanh trong đời sống đồng bào người Mông. Cây lanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và văn hóa của người Mông.

Người lưu giữ nghệ thuật hát then ở Vĩnh Yên

Những ngày lễ, tết, ngày hội, từ những ngôi nhà sàn gỗ cổ kính dựa vào sườn núi ở bản Khuổi Phường, xã Vĩnh Yên (Bảo Yên) lại ngân lên những làn điệu hát then làm say đắm lòng người. Những câu hát then kết hợp với tiếng đàn tính từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Tày nơi đây. Góp phần lưu giữ điệu hát then ở Vĩnh Yên là Nghệ nhân ưu tú Hoàng Văn Thụy.

Độc đáo Lễ “Áy lay” của người Dao họ ở Khe Mụ

Trong các dân tộc sinh sống ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, đồng bào Dao họ thôn Khe Mụ có những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, thể hiện trong đời sống thường ngày, qua lễ hội dân gian, những bài ca, điệu múa, truyện kể, ca dao, tục ngữ, câu đố… Đặc biệt, Lễ cầu làng - còn gọi là “Áy lay” - là nét văn hóa đặc sắc, mang sắc thái tín ngưỡng đặc trưng và được duy trì đến ngày nay.

Bình yên trên núi Tơ Phồ Xa

Cách đây khoảng 10 năm, tôi có dịp đến Lao Chải - thôn Hà Nhì xa nhất xã Trịnh Tường, cách trung tâm xã 20 km khi tuyến đường lên đây vẫn là đường đất đá đi lại muôn vàn khó khăn. Hôm nay trở lại, thôn Hà Nhì trên núi Tơ Phồ Xa vẫn còn những ngôi nhà cổ rêu phong, nhưng nhịp sống đã đổi thay rõ nét. Lao Chải đẹp chẳng khác gì Y Tý, du khách qua đây ngỡ đã đến thiên đường mây, có người gọi Lao Chải là Y Tý thứ 2 của Lào Cai.

Nghi thức cúng ruộng của người Hà Nhì

Người Hà Nhì giỏi canh tác ruộng bậc thang. Ở mọi địa hình, người Hà Nhì đều có thể mở ruộng để cấy lúa nước, đảm bảo nhu cầu về lương thực phục vụ cuộc sống của họ. Chính vì vậy, nghi thức liên quan đến cây lúa được người Hà Nhì đặc biệt coi trọng và thực hành nghi lễ hằng năm trước và sau khi cấy lúa.

Nghề dệt vải của người Dao Họ

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến nay nghề dệt vải của người Dao Họ xã Cam Cọn huyện Bảo Yên vẫn được duy trì và phát triển. Trong các bản làng của người Dao Họ, những sản phẩm dệt thủ công truyền thống vẫn hiện hữu trong đời sống hàng ngày của bà con nơi đây.

Thành phố Lào Cai xây dựng đời sống văn hóa

Những năm qua, ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp trên địa bàn thành phố Lào Cai luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện các tiêu chí xây dựng nếp sống văn hóa, gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua.

“Cầu nối” nghĩa tình làng xóm

Với đặc thù của tỉnh có đông đồng bào dân tộc sinh sống, những năm qua, để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp trong tỉnh đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, xứng đáng là “cầu nối” gắn kết tình làng, nghĩa xóm.

Lưu giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Giáy

Hướng là cô gái dân tộc Giáy đến từ Sa Pa, đó là ý nghĩa của tên kênh youtube “Hướng Giáy Sa Pa” mà cô sinh viên năm cuối Khoa Quốc tế học, Đại học Hà Nội lập nên nhằm lưu giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc Giáy, đồng thời giới thiệu, quảng bá cảnh sắc thiên nhiên, đặc sản địa phương tới du khách mọi miền.

Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Pa Dí

Người Pa Dí cư trú chủ yếu ở huyện Mường Khương. Người Pa Dí luôn giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có việc bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật trên trang phục, đặc biệt là trên bộ y phục nữ với nghệ thuật trang trí thêu chỉ màu, ghép vải, phản ánh tư duy sáng tạo của người Pa Dí.