Trang Chủ Khám phá Lào Cai Văn hóa

Bếp nhà sàn của mẹ

Bản của tôi nằm dưới những quả đồi chè lúp xúp như mâm xôi xanh đơm đầy. Ở đó, nhà sàn “mọc” lên, sân cách sân là bờ đá, ngọn tre cắm cho bầu bí leo, mồng tơi từng chùm tím ngắt. Khi cánh hoa mận trắng rải đầy con đường lún phún bụi mưa, người người rủ nhau đi chợ phiên. Lồng gà thiến, can rượu ngô men lá, cuộn dong xanh từng tàu theo bước chân ngược xuôi là lúc Tết về.

Độc đáo trang phục mùa xuân của người La Chí ở Bắc Hà

Mỗi dịp xuân về, đồng bào La Chí ở Bắc Hà, Lào Cai lại diện những bộ trang phục mới, đặc sắc của dân tộc mình. Điều đặc biệt là tất cả đều được làm thủ công, ẩn chứa sắc màu văn hóa đầy ý nghĩa.

Lùng Phình - Sắc màu văn hóa của chợ phiên vùng cao

Nằm về phía Tây Nam, cách Bắc Hà 10 km và trụ sở xã Lùng Phình 100m, trên con đường độc đạo nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên ải Si Ma Cai dẫn du khách đến với Lùng Phình. Lùng Phình có nhiều cảnh sắc thiên nhiên mà chỉ riêng nơi đây mới có, đó là những dãy núi đá chập chùng, những đám mây lưng chừng núi, khí hậu mát mẻ, núi cao xen lẫn với thung lũng và những thửa ruộng bậc thang đã tạo nên cảnh đẹp kì vĩ, thơ mộng.

Tình người La Chí

 Đến vùng đồng bào La Chí ở xã Nậm Khánh (huyện Bắc Hà) vào ngày đẹp trời cuối năm, đón chúng tôi từ trụ sở UBND xã Nậm Khánh, anh Lý A Nó, người La Chí, 26 tuổi, ở thôn Mà Phố, xã Nậm Khánh hồ hởi giới thiệu về quê hương mình.

Huyền tích “rừng giếng ngọc”

Trong cái chênh vênh của tiết trời giao mùa cuối đông đầu xuân, đứng giữa nắng non cùng gió đông se lạnh tại điểm dốc cao vắt ngang núi Cù xã Bản Cái (Bắc Hà) nhìn xuống thũng lũng rộng lớn Làng Cù chúng tôi thấy mát mắt bởi  mảng xanh đằm thắm như một “giếng ngọc” của cây và lá đầy sức xuân tươi mới trái ngược với màu bàng bạc của ruộng đồng đang kỳ nghỉ đông. Hỏi người dân được biết đó là khu rừng cấm của thôn Làng Cù, nơi có những cây gỗ cổ thụ vài trăm năm tuổi.

Về miền khắp Nôm

Men theo dòng suối Chăn, trong ngân vang câu hát hòa cùng nhịp đàn tính, chúng tôi thong dong về miền Khắp Nôm vào một chiều tháng Chạp. Hoàng hôn buông chậm dưới chân Pú Gia Lan huyền thoại, phủ lên khắp không gian của xứ sở Mường Thát Luông, Mường Thát Nọi xưa một màu cam đỏ. Trên gian bếp nhà sàn, ánh lửa bập bùng, phảng phất hương xôi nếp quyện với mùi tro cây núc nác, mùi lá dong tỏa hương thơm từ bánh chưng đen truyền thống của người Tày.

Hình tượng con hổ trong tín ngưỡng của người Dao ở Lào Cai

Ở Lào Cai, hình tượng con hổ được thể hiện nhiều trong đời sống văn hóa của mỗi dân tộc, nhưng độc đáo hơn cả là hình tượng con hổ (tàu hâu) trong tín ngưỡng của người Dao, biểu trưng cho sức mạnh, bảo hộ cho thần linh cũng như con người, phản ánh quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của người Dao.

Bí ẩn những con hổ đá ở vùng cao

Trong những chuyến đi điền dã tại vùng cao Lào Cai, chúng tôi đã gặp những con hổ, sư tử bằng đá gắn với truyền thuyết kỳ bí của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chào đón năm Nhâm Dần 2022, xin ghi lại vài mẩu chuyện thú vị về những con hổ đá ở vùng cao.

Tục kiêng kỵ của người Tày

Mong muốn đón một năm mới với nhiều điều may mắn, tốt lành, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, bình an, vui tươi, hạnh phúc… mỗi khi chuẩn bị bước sang năm mới, ở những bản người Tày có tục nhắc mọi người những điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm mới.

Đã thấy quê nhà…

Tôi biết tết này sẽ có nhiều người về quê trong một tâm trạng khác. Đó không chỉ là niềm vui sum vầy mà còn là sự xúc động, vỡ òa trong hạnh phúc khi thấy mình may mắn hơn biết bao người khác đã không thể trở về.