Nỗ lực giảm nghèo trên vùng đất Si Ma Cai

Si Ma Cai là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai được hưởng các chính sách của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a. Những năm qua, các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương cho vùng đất này đã tiếp thêm nguồn lực để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chợ trâu Cán Cấu- Si Ma Cai. (Ảnh: Tư liệu)
 
Từ các chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, đến nay, Si Ma Cai đã có một diện mạo mới. Kết cấu hạ tầng khu trung tâm huyện được xây dựng khang trang. Các tuyến đường nội thị, các tiểu khuôn viên, trụ sở, khu dân cư được xây dựng đúng quy hoạch.  Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là đường giao thông, thủy lợi, điện, nước, trường học, y tế được đầu tư xây dựng. Si Ma Cai đã có 100% km đường tới trung tâm xã được nâng cấp rải nhựa, 100% xã có điện lưới quốc gia, 90% số phòng học được xây dựng kiên cố, 19 trường đạt chuẩn quốc gia, 8 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế… Giao thông mở mang, phát triển, tạo thuận lợi cho giao thương, đi lại của bà con nhân dân.
 
Chính sách tín dụng, hỗ trợ sản xuất đã giúp bà con có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Những năm qua, Si Ma Cai có hơn 4.300 lượt hộ được hưởng chính sách hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng. Không chỉ giao đất rừng cho bà con, tỉnh còn có chính sách tăng cường cán bộ khuyến nông, lâm viên tại các xã, thôn, bản để hướng dẫn bà con phát triển sản xuất, xây dựng những mô hình kinh tế từ rừng. Các hộ nghèo còn được hỗ trợ gạo, hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp. Các chính sách hỗ trợ sản xuất như xây dựng các mô hình về chăn nuôi, trồng trọt, khai hoang nương rẫy, rạo ruộng bậc thang và chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi đã giúp cho bà con từng bước ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập. Nhờ nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, bà con yên tâm gắn bó với mảnh đất rừng được giao.
 
Việc áp dụng khoa học công nghệ, đưa các giống cây, con mới có năng suất cao vào sản xuất, đẩy mạnh thực hiện thâm canh tăng vụ đã giúp cho giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân của huyện tăng gần 16%/năm. Si Ma Cai đã thử nghiệm và nhân rộng thành công một số mô hình sản xuất có hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao như: mô hình giống lúa mới, giống ngô mới, đậu tương giống mới… Chính sách hỗ trợ giống cá thả ruộng cũng đã mở ra cho nông dân hướng đi mới. Từ đây, bà con tập trung phát triển, nâng cao giá trị kinh tế trên cánh đồng mà trước đây chỉ có đơn thuần trồng 1 vụ lúa trong năm. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác của Si Ma Cai là 28 triệu đồng (tăng 11,77 triệu so với năm 2009).
 
Tại Si Ma Cai, nhiều mô hình sản xuất được hỗ tr�� để nhân dân phát triển thành hàng hóa cung cấp ra thị trường. Tiêu biểu như hỗ trợ trồng đao riềng, gừng cao sản, rong riềng, lê Tainung VH6, mô hình phát triển cây Xèo (tam giác mạch),... Mô hình trồng cây tam thất đang được nhân rộng và đánh giá là cây triển vọng cho xóa đói giảm nghèo, mang lại thu nhập cao cho bà con nơi đây. Si Ma Cai hiện có khoảng 7,5 ha trồng cây tam thất. Huyện dự kiến phát triển diện tích trồng tam thất lên 50 ha vào năm 2020.
 
Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người tại huyện Si Ma Cai đạt 17,52 triệu/người/năm (tăng gấp 3,6 lần so với năm 2009). Tỷ lệ hộ nghèo của Si Ma Cai giảm nhanh, bình quân từ 7-10%.
 
Tất cả 13 xã của huyện Si Ma Cai đều có tỷ lệ giảm nghèo ấn tượng. Trong đó, xã Sín Chéng giảm được 13,57% hộ nghèo; các xã: Lùng Sui, Cán Cấu, Nàn Sán có tỷ lệ giảm nghèo trên 9%; các xã: Bản Mế, Mản Thẩn giảm trên 8%; các xã: Lử Thẩn, Sán Chải, Si Ma Cai, Cán Hồ, Quan Thần Sán, Thào Chư Phìn giảm trên 7%; thấp nhất là xã Nàn Sín, cũng giảm được 6,75% hộ nghèo./.
Quang Cường

Tin Liên Quan

Tập trung cao độ, quyết liệt để phục hồi sản xuất nông, lâm nghiệp sau bão và mưa, lũ, sạt lở

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công điện 17/CĐ-UBND ngày 29/9/2024 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông lâm nghiệp sau bão và mưa, lũ, sạt lở.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra tiến độ thi công Dự án tái thiết xây dựng khu dân cư Làng Nủ

Chiều 29/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thi công Dự án tái thiết xây dựng khu dân cư Làng Nủ.

Bảo Thắng triển khai mô hình Thôn thông minh thực hiện chuyển đổi số

Năm 2023, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng được tỉnh lựa chọn thí điểm Mô hình chuyển đổi số cấp xã. Sau gần 2 năm triển khai, diện mạo nông thôn mới thông minh tại xã Gia Phú dần thay đổi, từng bước tạo nên mô hình xã thông minh, thôn thông minh, đem lại nhiều tiện ích cho người dân.

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...