Liên hợp quốc kêu gọi châu Âu coi trọng quyền của người di cư

Ngày 6/10 – hai ngày trước cuộc họp của Hội đồng các Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ châu Âu, Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người Zeid Ra'ad Al Hussein đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cùng xem xét đưa vấn đề bảo vệ nhân quyền của người di cư vào trung tâm cuộc thảo luận về chính sách nhập cư của châu lục.



Tình nguyện viên trợ giúp người tị nạn từ một chiếc thuyền trên đảo Lesbos của Hy Lạp. (Ảnh: UNICEF)

Phát biểu tại cuộc họp báo trong bối cảnh châu Âu chuẩn bị cho cuộc họp Hội đồng các Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ diễn ra vào ngày 8/10, ông Zeid bày tỏ quan ngại về chương trình nghị sự của cuộc họp, mà dường như chủ yếu tập trung vào các khía cạnh an ninh của giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện tại.

Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người cũng đặc biệt quan ngại về cách tiếp cận của châu Âu về cái gọi là những “hotspots” (điểm nóng). “Những “hotspots” có vẻ được thiết kế không chỉ như một phương tiện ghi nhận những người mới đến mà còn ngăn chặn họ di chuyển cho đến khi được quyết định nếu họ cần một sự bảo vệ quốc tế hay được gia hạn” – ông Zeid tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng các quốc gia EU cần bảo đảm rằng những “điểm nóng” này không biến thành các trung tâm giam giữ trá hình.

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người, Italy và Hy Lạp đã giảm sử dụng hình thức giam giữ người nhập cư. Điều quan trọng là cần đề phòng họ quay trở lại, việc làm vốn gây quan ngại về quyền con người, đặc biệt là về mặt pháp lý và các điều kiện giam giữ. Ông Zeid cũng kêu gọi châu Âu tránh “bóng ma gớm ghiếc của việc giam giữ tùy tiện”. Ngoài ra, ông Zeid hoan nghênh quyết định trước đó của Hội đồng Tư pháp và Nội vụ EU liên quan đến việc tái định cư 120.000 người tị nạn từ Hy Lạp và Italy, cũng như cam kết của các quốc gia châu Âu cung cấp thêm kinh phí để cải thiện điều kiện sống của người tị nạn Syria ở các nước láng giềng.

Tuy nhiên, Cao ủy cho biết điều quan trọng là duy trì thực thi pháp luật bảo đảm các tuyến đường di cư hợp pháp vào lãnh thổ EU, ngăn chặn tình trạng những người di cư vô nguyên tắc phát triển. Về vấn đề này, ông Zeid nhấn mạnh những nguy cơ phải đối mặt ngày càng gia tăng đối với những người tị nạn và người di cư tìm cách vượt biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp có liên quan trực tiếp đến việc tăng cường kiểm soát biên giới và giám sát, bao gồm cả việc đóng cửa biên giới đất liền giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp trong khu vực của Evros.

Cao ủy nhấn mạnh rằng các quốc gia cần có nghĩa vụ bảo đảm rằng quyền con người của tất cả những người di cư được bảo vệ, bất kể tình trạng của họ. Ông cũng kêu gọi các nước thành viên EU mở ra các tuyến đường di cư hợp pháp hơn cho người lao động di cư khi họ có kỹ năng cần thiết, cũng như để đoàn tụ gia đình và tái định cư của những người tị nạn.

Theo ông Zeid, một chính sách nhập cư chỉ đơn giản là để loại trừ những người di cư bất thường, mà không có một phân tích toàn diện về các lý do khiến họ di cư, sẽ không có khả năng dẫn đến quản lý di cư tốt hơn. Ngược lại, chính sách như vậy rất có khả năng dẫn đến những hành vi vi phạm không thể chấp nhận được đối với quyền của người di cư, trong đó có nhiều trường hợp tử vong, bắt giữ và ngược đãi của những người vô tội.

Cũng trong ngày 6/10, tại phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu (EP), các nghị sĩ đã thảo luận về cuộc khủng hoảng di cư và nhấn mạnh các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý để cuộc khủng hoảng này không lan rộng ra toàn thế giới. Nhấn mạnh hàng nghìn người di cư hiện đang tới châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết nhiệm vụ chung của toàn châu Âu là phải giúp đỡ người di cư và bảo vệ biên giới ngoại khối, trong đó đặc biệt là tái lập việc kiểm soát biên giới bên ngoài EU.

Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cũng tuyên bố nhấn mạnh cần phải xem xét các vấn đề người nhập cư, ngay cả phạm vi bên ngoài châu Âu. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu phải phối hợp với nhau để hướng tới việc giúp đỡ những người nghèo khổ hiện đang cố gắng đến được bờ biển châu Âu./.
Theo Khánh Linh/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Đột phá mới: Kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân mắc u não ác tính

Các nhà khoa học ở Bỉ đã phát triển một phương pháp điều trị mới có thể tăng gấp đôi tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc khối u não ác tính tái phát, đặc biệt là glioblastoma.

Thách thức từ già hóa dân số

Nhiều quốc gia đang đau đầu ứng phó tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Trong bối cảnh già hóa dân số trở thành một xu hướng không thể đảo ngược trên toàn cầu và tác động mạnh đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, các nước đứng trước nhiệm vụ cấp bách đưa ra chính sách thích ứng linh hoạt, tận dụng...

Bắc nhịp cầu kết nối Á-Âu

Với tinh thần sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng đẩy mạnh hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên EU, góp phần bắc nhịp cầu kết nối giữa châu Á và châu Âu. Cùng với đó, Việt Nam còn ghi đậm dấu ấn là thành viên tích...

Thúc đẩy kết nối, hợp tác giữa các văn miếu, thư viện trên thế giới

Là quê hương của Khổng Tử, thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có thắng cảnh Tam Khổng: Khổng miếu, Khổng phủ và Khổng lâm được công nhận là di sản văn hóa thế giới; Đại lễ tế Khổng Tử là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Trung Quốc.

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".