3 thách thức của nền kinh tế Việt Nam

Bức tranh kinh tế tương đối sáng, các chỉ tiêu khả quan với mức GDP khá cao và CPI ở mức thấp. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong 6 tháng còn lại của năm 2015 để đạt các mục tiêu đề ra.
 


Cuộc họp Tổ điều hành kinh tế vĩ mô.

Tổng hợp các ý kiến đã trao đổi giữa 4 Bộ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nêu 3 thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam đặt ra sau nửa đầu năm 2015 cần tập trung phối hợp giải quyết. Trước tiên là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tăng trưởng tương đối kém, nếu như năm ngoái mức đóng góp vào GDP lĩnh vực này là 3,44%, thì 6 tháng đầu năm nay, nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 2,17%. Nguyên nhân do thời tiết hạn hán (miền Trung), khó khăn về vấn đề thị trường cho nông, thủy hải sản (cá da trơn, cá tra, tôm…).

Thứ hai là lĩnh vực xuất nhập khẩu, sau 3 năm liên tiếp xuất siêu, cán cân thặng dư, dự trữ ngoại tệ tăng thì nửa đầu năm nay cán cân đã đảo chiều. Mức nhập siêu lên tới 4,7% so với kim ngạch xuất nhập khẩu, gần tới mức giới hạn chỉ tiêu nhập siêu không quá 5% kim ngạch xuất nhập khẩu do Quốc hội giao. Do đó, đến cuối năm phải nỗ lực khắc phục việc thâm hụt cán cân thanh toán, giảm áp lực tỷ giá. Giải pháp được đưa ra là cần phải quyết liệt thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Ở chiều ngược lại phải kiểm soát chặt việc nhập khẩu, giảm mức nhập khẩu với các mặt hàng không thiết yếu cho đời sống, tiêu dùng xa xỉ bằng các hàng rào kỹ thuật.

Thách thức lớn thứ ba là đấu tranh mạnh hơn với hàng lậu, hàng giả hàng nhái. Nếu làm không tốt vấn đề này ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Ngoài ra, hiện nay xuất nhập khẩu phụ thuộc quá nhiều vào doanh nghiệp FDI cũng là một vấn đề cần xem xét. Cần tăng cường hỗ trợ, có chính sách phát triển các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam, xây dựng thương hiệu hiệu quả hơn. Cùng với đó, cần triển khai quyết liệt Nghị quyết 19 của Chính phủ, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân phát triển tốt hơn. Về vấn đề lãi suất ngân hàng, Bộ trưởng Vinh cho rằng, thời gian qua lãi suất cho vay giảm khá nhiều, nhưng vẫn cần có giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục hạ lãi suất cần phải cân nhắc nhiều yếu tố, đặc biệt cần cân nhắc tới yếu tố tỷ giá, dù tỷ giá hiện nay tương đối ổn định ở mức hợp lý.

Ngoài ra, Bộ trưởng Vinh cũng đồng tình với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề tín dụng vào bất động sản đã đi đúng hướng hơn với các phân khúc nhà ở hợp lý phục vụ nhu cầu thật. Tuy nhiên, vẫn cần đề phòng với việc lợi dụng để "bong bóng" bất động sản quay trở lại ảnh hưởng trầm trọng hơn đến vấn đề nợ xấu trong nền kinh tế./.
Theo Huy Thắng/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Ngày 6/8 là Ngày An ninh mạng Việt Nam

Ngày 20/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1013/QĐ-TTg về Ngày An ninh mạng Việt Nam.

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...