Bát Xát: Bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

Nhằm bảo tồn các nguồn gen quý, dần hình thành các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp, góp phần tăng hệ số sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn dược liệu quý.
Bảo tồn gắn với việc phát triển một số loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, các loài cây như: Sa Nhân Tím; Actiso; Đương Quy; Gừng; Xuyên Khung; Chè Dây... tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người nông dân nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững.
 
Huyện Bát Xát có địa hình phân cắt mạnh từ Đông sang Tây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, do đó nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu thảm thực vật và hệ thực vật trong những cánh rừng già Dền Sáng, Y Tý, Trung Lèng Hồ.... Theo thống kê sơ bộ, tính đến tháng 4 năm 2013 (của Trung tâm tài nguyên & Môi trường Lâm nghiệp) bước đầu đã ghi nhận hơn 940 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 550 chi và 156 họ thuộc 6 ngành thực vật. Trong đó có nhiều loài làm thuốc và đã thống kê được 44 loài thực vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới. Về động vật cũng đã biết 124 loài thú; 328 loài chim; 258 loài bò sát, lưỡng cư và khoảng 3.500 loài côn trùng.
 


cây Đương Quy được trồng tại xã Pa Cheo

Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Bát Xát là một trong những huyện có tiểu vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới – nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó,  cộng đồng các dân tộc trên địa bàn cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài động vật, thực vật và khoáng vật làm thuốc. Hai lĩnh vực này được các nhà khoa học coi là một tiềm năng, trong việc tìm kiếm nghiên cứu tạo ra những loại thuốc mới, có hiệu lực điều trị cao trong tương lai.
 
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn huyện Bát Xát hiện có khoảng trên 1.000 loài dược liệu trong đó có 357 loài thường được người dân thu hái làm thuốc sử dụng tại chỗ như: Cẩu tích, Song dực trung hoa, Đẳng sâm, Ngũ gia bì gai, chân chim sa pa, nhân trần, nghệ đen... Những loài cây thuốc này đều có trong danh mục các bài thuốc y học cổ truyền đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường ngành đông y.
 


Thảo Quả là cây có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững

Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, trên địa bàn huyện Bát Xát hiện nay có trên 1.906 ha cây thào quả, trên 90ha cây xuyên khung, 84 ha cây Sa nhân tím. Tiến hành đưa vào trồng thử nghiệm 0,6ha cây Actiso, 0,2ha cây đương quy được đánh giá là phù hợp với khí hậu và đất đai của huyện Bát Xát, tiếp tục mở rộng vào năm 2013 và những năm tiếp theo.

Bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển; khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên đất đai, lao động  thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi tr­­ường sinh thái, xoá đói giảm nghèo bền vững.
Trung Kiên

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.