Trang Chủ Khám phá Lào Cai Văn hóa

Dinh thự Hoàng A Tưởng – Di tích kiến trúc nghệ thuật

Đến Bắc Hà, ngoài một chợ phiên náo nhiệt đầy màu sắc thì du khách cũng không thể không ghé qua dinh thự của Hoàng A Tưởng - một công trình được xây dựng từ năm 1914 và được hoàn thành vào năm 1921.  

Tết “khu già già” của người Hà Nhì ở Ý Tý

Hằng năm, cứ vào ngày Thìn trong tháng 6 âm lịch, người Hà Nhì ở xã Ý Tý, huyện Bát Xát lại nô nức chuẩn bị cho Tết “khu già già”. Đây là một trong những lễ hội lớn, kéo dài suốt 4 ngày của tháng 6 âm lịch. Tết sẽ diễn ra các nghi lễ cầu cho một mùa vụ bội thu, hoa màu tươi tốt, đây cũng là dịp để con cháu dâng lên tổ tiên những sản vật gieo trồng được trong năm qua.  

Thăm bản Cát Cát ở Sa Pa

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai - một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên.  

Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa

Hiện nay trên toàn tỉnh Lào Cai có 26 di tích, danh thắng được công nhận, trong đó 15 di tích cấp quốc gia và 11 di tích cấp tỉnh (21 di tích lịch sử văn hóa, 3 danh lam thắng cảnh, 1 di tích khảo cổ, 1 di tích kiến trúc nghệ thuật). Điều đặc biệt là Lào Cai có khá nhiều di tích gắn với các danh lam, thắng cảnh tạo nên những hạt nhân chính thu hút du khách như: Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Bảo Hà, Đền Bắc Hà…

Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa – Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia

Bãi đá cổ Sa Pa nằm trong thung lũng Mường Hoa trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tản Van thuộc huyện Sa Pa. Bãi đá được ông Jean Batherlier – chủ nhân nhà điều dưỡng Chapa phát hiện từ tháng 8 năm 1924.  

Độc đáo nghề dệt vải lanh của người dân tộc Sa Pa

Nghề dệt vải lanh được coi là một nghề có những nét đẹp riêng trong đời sống của người dân tộc Mông và dân tộc Dao đỏ Sa Pa. Bất cứ người phụ nữ Mông, Dao nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết xe lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của gia đình. Họ còn cho rằng nghề dệt vải lanh là tiêu chí để đánh giá tài năng, phẩm chất và cách làm ăn của người phụ nữ.  

Cuối tuần ở Mường Hum

Nằm dưới thung lũng sâu, được bao bọc bởi núi cao chót vót, Mường Hum (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Vào ngày Chủ nhật, từng đoàn du khách khắp nơi đổ xuống thung lũng này để nhóm chợ phiên. Đến mùa lúa chín, người ta lại đến đây ngắm những thửa ruộng bậc thang, những nấc thang trải dài như nối Mường Hum lên đến chín tầng mây…

Một ngày khám phá chợ phiên Bắc Hà

Đến với Lào Cai du khách không thể bỏ qua tour du lịch thú vị, đó là đi chợ Bắc Hà, một chợ vùng cao nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc.  

Đèo “vua” ở Tây Bắc

Mấy năm nay đèo Ô Quy Hồ (còn gọi là Cổng trời Hoàng Liên) - ranh giới giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, cao khoảng 2.000 m so với mực nước biển là điểm đến của rất nhiều du khách, đặc biệt là khách châu Âu. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh không chính thống là “vua” đèo Tây Bắc.  

Lào Cai: Vùng đất giàu bản sắc văn hoá dân tộc

Trên bản đồ du lịch các tỉnh phía Tây Bắc Tổ quốc, Lào Cai là một điểm đến không thể thiếu đối với du khách trong và ngoài nước. Lào Cai đẹp trong lòng du khách không chỉ bởi cảnh sắc, thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi truyền thống văn hoá dân tộc giàu bản sắc. Mảnh đất này là nơi hội tụ và sinh sống của 25 dân tộc anh em với những bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, trang phục rất riêng của mỗi dân tộc.