Văn Bàn: Tổ chức Liên hoan Hát Nôm Tày lần thứ hai - năm 2019

Trong 2 tối 20-21/7, UBND huyện Văn Bàn tổ chức Liên hoan Hát Nôm Tày huyện Văn Bàn lần thứ hai - năm 2019. 12 đoàn diễn viên của 11 xã và thị trấn có đông đồng bào Tày cư trú trên địa bàn huyện tham gia liên hoan, chia thành 2 cụm thi: Cụm thi số 1 tại xã Hòa Mạc (gồm các đội: Minh Lương, Thẳm Dương, Dương Qùy, Hòa Mạc, Võ Lao, Làng Giàng); cụm thi số 2 tại xã Khánh Yên Trung (gồm các đội: Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Trung, thị trấn Khánh Yên, Liêm Phú, Chiềng Ken).
Tiết mục tham gia tại liên hoan tối 20/7.

Các đoàn diễn viên tham gia Liên hoan phản ánh các nội dung Hát Nôm Tày thông qua hình thức: Dân ca (bao gồm hát đơn hoặc hát đôi, hoạt cảnh, trích đoạn các nghi lễ truyền thống của dân tộc Tày với các thể loại: Hát đơn ca, hát đối, hát ghẹo, hát đố); dân vũ (bao gồm các điệu múa truyền thống của dân tộc Tày tại địa phương). Trong 30 phút, mỗi đoàn tham dự được biểu diễn 3 tiết mục, với chủ đề chính là ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi quê hương Lào Cai, quê hương Văn Bàn đổi mới và phát triển, ca ngợi công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Lãnh đạo huyện Văn Bàn trao giải cho các đoàn tại cụm xã Hòa Mạc.

Ở mỗi cụm thi, Ban Tổ chức trao giải cho các đoàn có các tiết tham gia liên hoan đạt chất lượng cao; đồng thời trao giải tiết mục cho các tiết mục xuất sắc tại liên hoan.

Câu lạc bộ Khắp Nôm xã Khánh Yên Trung tham gia Liên hoan tại cụm thi số 2.
BOX: Hát Nôm theo tiếng địa phương là “Khắp Nôm”, là một làn điệu dân ca độc đáo của người Tày huyện Văn Bàn, biểu lộ tình cảm, trạng thái ứng xử giữa con người với cộng đồng, gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt của đồng bào Tày. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống người Tày ở Văn Bàn, được đồng bào gìn giữ bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc. “Khắp Nôm” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận và đưa vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Theo Thanh Cường/LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.