Đặc sắc lễ cúng rừng thôn Na Cáng, xã Si Ma Cai

Ngày 2/7,  tại thôn Na Cáng, xã Si Ma Cai đã diễn ra lễ cúng rừng.

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày 30/5 âm lịch hằng năm, nhân dân các dân tộc thôn Na Cáng, xã Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai và vùng giáp ranh lại cùng nhau làm lễ cúng rừng.

Người dân địa phương tập trung chuẩn bị lễ cúng rừng.

Theo quan niệm của người vùng cao Na Cáng, thần rừng, thần cây, thần suối là những vị thần giúp đuổi thú dữ, cho gỗ làm nhà, cho nguồn nước uống, nên hằng năm phải tổ chức cúng thần rừng. Để tiến hành lễ cúng rừng, nhân dân trong vùng sẽ họp và tổ chức góp lễ như trâu, lợn, gà, rượu, hương thơm, vàng mã và bầu ra người chủ lễ cúng.

Chủ lễ là người có uy tín, hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc và được dân làng quý mến, tin tưởng.

Trước ngày khai lễ, nhiều thanh niên trai tráng được cử đến khu vực rừng cấm của thôn để chuẩn bị các lễ vật dâng lên thần rừng.

Buổi lễ cúng rừng với những nghi thức độc đáo, trang nghiêm, bàn thờ được làm bằng tre đặt dưới gốc một cây cổ thụ lớn nhất rừng. Mỗi lần cúng đều có bài cúng riêng và tương ứng với một thời gian nhất định trong buổi lễ.

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng thần rừng.

Trong không khí linh thiêng, người chủ lễ kính cẩn thay mặt nhân dân trong vùng dâng lễ vật, qùy lạy bốn phương trời, tám phương đất, khấn mời thần rừng về hưởng lễ, phù hộ và trừ hết những xấu xa, vận hạn để con người, vật nuôi được khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa.

Lễ cúng rừng cũng là dịp để nhân dân họp bàn về công tác bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng; thống nhất việc thực hiện các quy ước, hương ước đã thống nhất để bảo vệ rừng.

Lễ cúng rừng của thôn Na Cáng, xã Si Ma Cai là hoạt động truyền thống, có ý nghĩa rất lớn trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân cùng tham gia, góp sức bảo vệ rừng và môi trường sinh thái bền vững.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.