Bảo tồn nếp nhà sàn của người Tày ở Phú Nhuận

Ðồng bào dân tộc Tày ở xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng hiện có hơn 2.000 người, chiếm 1/5 số dân toàn xã. Giống như người Tày ở nhiều nơi khác, đồng bào Tày ở Phú Nhuận vẫn gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, trong đó có việc bảo tồn nếp nhà sàn truyền thống.

          Nếp nhà sàn của người Tày ở Phú Nhuận vẫn được gìn giữ.

Người Tày ở Phú Nhuận sống quần tụ ở cụm 5 thôn Nhuần. Điều thường thấy là người Tày sống định cư thành từng cụm dân cư dưới chân đồi, ven sông, suối. Trước đây, do xung quanh nhiều đồi núi, người Tày làm nhà sàn để tránh thú dữ. Cột nhà, sàn, cầu thang của những ngôi nhà truyền thống đều được làm từ gỗ, mái lợp lá cọ. Khu vực phía trên là nơi sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, còn gầm sàn là nơi nuôi nhốt trâu, bò, lợn, gà…

Đến vùng đồng bào Tày ở Phú Nhuận hôm nay, chúng tôi thấy còn rất ít ngôi nhà sàn truyền thống. Theo tháng năm, những ngôi nhà cũ đã được sửa chữa, tôn tạo lại cho kiên cố hơn. Thêm vào đó, khi cuộc sống có nhiều đổi thay, người Tày dần thay đổi theo nếp sống mới. Chuồng trại chăn nuôi được các hộ làm xa nhà để đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi nguồn gỗ dần trở nên khan hiếm, cột nhà được làm bằng bê tông; mái được lợp bằng ngói, tôn hoặc lá cọ.

Theo thống kê của địa phương, toàn xã hiện có khoảng 200 ngôi nhà sàn, gồm cả nhà sàn truyền thống và nhà cách tân. Dù vật liệu làm nhà sàn đã có sự thay đổi và đồng bào Tày có nhiều sáng tạo để cải tiến ngôi nhà cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng giá trị truyền thống của nếp nhà sàn vẫn được người dân bảo tồn.

Để gìn giữ nét đẹp văn hóa này của người Tày, Đảng ủy xã Phú Nhuận đã xây dựng nghị quyết chuyên đề, trong đó có nội dung bảo tồn số nhà sàn hiện có, đồng thời phấn đấu làm mới 25 - 30 ngôi nhà sàn kiên cố. Theo đồng chí Nguyễn Hữu Lý, Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận, để thực hiện được, chính quyền xã xác định phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ tôn tạo, sửa chữa những ngôi nhà sàn hiện có, giữ gìn vệ sinh nhà ở, đồng thời khuyến khích các hộ gia đình trẻ làm những ngôi nhà sàn mới để nét văn hóa độc đáo này của dân tộc Tày không mai một theo thời gian.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.