Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa – Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia

Bãi đá cổ Sa Pa nằm trong thung lũng Mường Hoa trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tản Van thuộc huyện Sa Pa. Bãi đá được ông Jean Batherlier – chủ nhân nhà điều dưỡng Chapa phát hiện từ tháng 8 năm 1924.
 
Bãi đá trải rộng 8km² với gần 200 khối đá có kích thước, hình khắc khác nhau như: Tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, hình người đang toả hào quang, hình người cách điệu và một số mô tuýp khác về hình người, hình kiểu bản đồ mô tả thung lũng Mường Hoa...

Một khối đá nằm trong bãi đá cổ Sa Pa.

Các bức chạm khắc đá Sa Pa bao gồm nhiều mô típ rất quen thuộc gần với các họa tiết trang trí của cư dân nông nghiệp nước ta: Hình tròn khắc vạch tương đối giống cấu trúc hoa văn thời kỳ văn hóa Hoa Lộc, có thể dùng để tượng trưng cho mặt trời với những tia nắng, hay là những bánh xe của guồng nước; hình chữ thập trong vòng tròn; hình chữ S vắt chéo... đều liên quan đến tục thờ thần mặt trời của cư dân nông nghiệp.

Điều nổi bật chiếm vị trí quan trọng trong các hình chạm khắc là hình người với 11 kiểu khác nhau có hình người tay dang rộng đầu tỏa những tia sáng, có hình người như lộn ngược... Ngoài ra còn xuất hiện một hình kiểu nhà sàn mái cong, kiểu hình thuyền úp ngược, loại này thường thấy ở cư dân Môn Khơ Me và trống đồng Đông Sơn loại I. Đại bộ phận đều mang đậm dấu ấn của tư duy tạo hình giản đơn và khúc triết, xuất phát từ những con người nguyên sơ, đời sống gắn bó sâu sắc với tự nhiên.

Bãi đá cổ Sa Pa được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là di tích
lịch sử văn hoá quốc gia.

Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa, ngoài những giá trị về lịch sử, nền văn minh của dân tộc Việt cổ tại khu vực miền Tây Bắc của Tổ quốc Việt Nam còn ẩn chứa những giá trị nghệ thuật to lớn về một bức tranh sinh động trên đá và chỉ được tồn tại ở một số ít quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, các hình chạm khắc này phản ánh một bước phát triển mới về tư duy của người Việt cổ, một cuộc cách mạng về sự phát triển của nền văn minh, hình thành nên một không gian văn hóa rất riêng qua nhận thức về môi trường sống của cộng đồng. Những loại hình chạm khắc này thuộc nhiều lớp khác nhau theo diễn biến chiều sâu của lịch sử, của cư dân các nền văn hóa như Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn…khắc họa sự phát triển của loài người, của một dân tộc, một quốc gia.

Có rất nhiều cách giải mã khác nhau của các nhà khoa học khi đến nghiên cứu Bãi đá cổ Sa Pa. Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết. Bãi đá cổ Sa Pa vẫn nằm đó, ẩn dấu những bí ẩn của người cổ xưa, thách thức các nhà khoa học.

Từ tháng 10/1994, Bãi đá cổ Sa Pa được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Hiện nay, di tích này đang được nhà nước đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

Hoàng Liên

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.