Tưng bừng lễ hội mùa xuân

Sáng mùng 8 tháng Giêng (tức ngày 12/2), nhân dân xã Quang Kim (Bát Xát) mở hội xuống đồng, hay theo tiếng của người dân tộc Giáy địa phương gọi là lễ Roóng Poọc.

Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Các thôn, bản thành kính dâng mâm lễ.

Cúng mời thần linh.

Tuy là lễ hội truyền thống của dân tộc Giáy, nhưng từ sáng sớm, đông đảo bà con thuộc 18 thôn của xã Quang Kim, huyện Bát Xát đã tề tựu đông đủ dự hội.

Theo phong tục, mỗi thôn, bản, dòng họ đều chuẩn bị một gian thờ cúng trời đất, thần linh với đủ các sản vật địa phương, do bà con địa phương tự tay làm lấy như trứng gà luộc nhuộm đỏ, bánh bỏng, bánh khảo, măng vầu, xôi màu, gà, lợn, rượu… Ngoài gian thờ chính, các mâm lễ dâng riêng lên thần linh cũng được sắp sửa chu đáo với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bản làng bình yên, người người khỏe mạnh.

Múa lân mừng ngày hội.

Những đường cày đầu xuân mới trong tiếng kèn pí lè.

* Xã Cam Đường tổ chức Lễ hội mùa xuân

Ngày mùng 8 tháng Giêng (tức ngày 12/2 ), tại đình làng xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) đã diễn ra Lễ hội mùa xuân.

Biểu diễn văn nghệ khai mạc lễ hội mùa xuân.

Nhân dân tổ chức lễ hội để cầu chúc một năm mới mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm hạnh phúc.

Ngay từ sáng sớm, bà con dân tộc Tày trong xã đã sửa soạn 100 mâm cỗ của các thôn, các gia đình với đầy đủ xôi, gà, rượu, hoa quả... mang ra đình cúng Thành hoàng làng.

Sau nghi thức dâng hương cúng thần là tiếng trống khai hội văn hóa – thể thao. Tại lễ hội, các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của người Tày như múa then, đàn tính, kèn pí lè... được các cháu học sinh, nghệ nhân dân gian biểu diễn. Bên cạnh đó, nhân dân còn tổ chức các trò chơi như ném còn, túc mắc lẹ, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, đi cà kheo... thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự.

Các trò chơi dân gian được tổ chức thu hút đông người tham gia.

Lễ hội mùa xuân đã trở thành nét đẹp văn hóa của nhân dân xã Cam Đường, góp phần cổ vũ tinh thần lao động sản xuất của nông dân khi mùa vụ mới bắt đầu, tạo khí thế thi đua hoàn thành các nhiệm vụ của năm 2019.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.