Động lực cho tăng trưởng dài hạn - bức tranh ngày càng rõ nét

Năm 2018, kinh tế Việt Nam đã có một năm thành công ở nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh ấy, cho dù còn nhiều thách thức phải đối mặt nhưng bức tranh động lực cho tăng trưởng kinh tế cao và bền vững đang ngày một rõ nét hơn.
 

Những con số ‘biết nói’

GDP năm 2018 có mức tăng cao nhất 10 năm qua, trong đó, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng gần 13%, còn nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) cũng có mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm trở lại đây (3,76%), với giá trị xuất khẩu vượt 40 tỷ USD.

Dù gặp nhiều khó khăn giữa một năm “sóng gió” của kinh tế thế giới nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước vẫn vươn tới con số 482 tỷ USD một cách ngoạn mục, đưa xuất siêu lần đầu tiên cán mốc 7,2 tỷ USD. Cùng với các công cụ của chính sách tiền tệ, tỉ giá đồng nội tệ vì vậy đã có một năm ổn định trong bối cảnh nhiều đồng tiền trên thế giới đều mất giá lớn…

Nguồn ngoại tệ dồi dào đã giúp dự trữ ngoại hối Việt Nam tiến lên mốc cao nhất trong lịch sử với 65 tỷ USD, tương đương 15 tuần nhập khẩu. Nếu đối chiếu với điều kiện về quản lý dòng vốn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì kinh tế Việt Nam không hề tăng trưởng “nóng”, giá trị đồng nội tệ vẫn ổn định, tỉ giá cân bằng, bảo đảm kiểm soát được lạm phát.

Từ phía cân đối ngân sách, nền kinh tế cũng đã có một năm thu ngân sách thành công vượt dự toán 3,5 tỷ USD. Điều này đã trực tiếp giúp hệ thống kho bạc điều chỉnh giảm bán trái phiếu, góp phần kéo giảm mặt bằng lãi suất thị trường. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng ngày càng hẹp dần qua các năm và đến 2018 chỉ còn tăng 14%.

Về con số này, PGS. TS Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng Đại học Ngân hàng TPHCM cho rằng tín dụng tăng thấp hơn nhưng GDP vẫn bứt phá chứng tỏ dòng vốn đã thực sự được nắn chỉnh vào khu vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.

Động lực cho tăng trưởng

Vậy đâu là động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2019 của Việt Nam? 

Trước hết, đó chính là thái độ kiên quyết liên tục duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức thấp mấy năm qua - sự thể hiện không hề nao núng của chính sách tiền tệ trước áp lực tăng trưởng GDP và các ảnh hưởng bất lợi từ kinh tế thế giới. Những động thái này đồng thời đã phát đi tín hiệu cho giới doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước và nước ngoài về một sự bảo đảm cho môi trường kinh doanh bền vững trong dài hạn.

“Có thể nói Việt Nam đã đoạn tuyệt với tăng trưởng chạy theo số lượng và bề nổi. Thay vào đó là tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào chất lượng, năng suất và công nghệ. Kinh tế Việt Nam năm 2019 có thể đạt mức tăng như năm 2018, thậm chí cao hơn”, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh nhận định.

Nếu nhìn vào lượng FDI giải ngân trong năm qua, có thể thấy Việt Nam đã có thêm một năm đạt mức tăng trưởng ấn tượng 9,1% với kỷ lục giải ngân 19,1 tỷ USD. Đây chính là dấu hiệu cho thấy Việt Nam vẫn có sức hút nhất định trong mắt nhà đầu tư ngoại. Còn theo TS. Nguyễn Xuân Thành (Đại học Fulbright Việt Nam), nhiều tập đoàn lớn ở châu Á đang tính chuyện di dời sang các nước đang phát triển. Đây là cơ hội cho Việt Nam nếu duy trì tình hình vĩ mô tốt. Thêm vào đó, tín hiệu thúc đẩy đầu tư công cũng sẽ có tác dụng thúc đẩy, mở ra động lực kích thích, lan tỏa tới các ngành kinh tế khác”.

Từ trong nước, động lực lâu dài của tăng trưởng kinh tế Việt Nam là khu vực dịch vụ và nông nghiệp. Nhìn từ phía cầu tiêu dùng, thu nhập người Việt cũng không ngừng cải thiện theo thời gian. Thị trường nội địa và tiêu dùng dân cư vì vậy sẽ là sức bật mới cho tăng trưởng GDP. Việt Nam cũng còn nhiều dư địa về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, cải cách hành chính… Đây sẽ là những yếu tố tổng hòa cùng tạo nên đà tiến lên của kinh tế trong dài hạn.

 
Theo Phương Hiền/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...