Lưu giữ phong tục múa ngựa giấy của người Nùng Dín

Dân tộc Nùng Dín có nhiều phong tục, trong đó có điệu múa ngựa giấy đặc sắc. Theo nghệ nhân Nghề Thái Chin, ở thôn Văng Leng, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, ngựa là con vật quen thuộc, không chỉ giúp đồng bào vận chuyển hàng hóa, nông sản mà còn là con vật thiêng trong tín ngưỡng dân gian của người Nùng Dín.
Điệu múa ngựa thường được học sinh Trường Tiểu học và THCS Tung Chung Phố biểu diễn trong các ngày lễ.

Trước kia, người Nùng Dín chỉ múa ngựa giấy trong đám hiếu, thể hiện sự biết ơn của người đang sống với người đã mất. Sau đó, ngựa được dâng trong đám hiếu để người sang thế giới bên kia có phương tiện đi lại. Bài biểu diễn đơn giản nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Hai người biểu diễn đứng trong hai vòng tròn được uốn bằng tre, trước vòng tròn trang trí giấy màu hình đầu ngựa tượng trưng cho ngựa cái (màu hồng), ngựa đực (màu xanh). Hai người múa đối diện nhau chụm đầu ngựa tựa như hai chú ngựa đang “tán tỉnh”, rồi cùng nhau tung tăng, nhởn nhơ gặm cỏ. Động tác tay và chân phối hợp nhịp nhàng, lúc chậm rãi, khoan thai, lúc lại tươi vui, có khi thể hiện sự dữ dằn, khiêu chiến... Tay hai người múa đưa lên đưa xuống nhịp nhàng khiến chiếc chuông ngựa rung lên tạo thành âm thanh rộn ràng như tiếng vó ngựa phi.

Mỗi bài múa có hồn vừa phải kết hợp được bước chân uyển chuyển, động tác tay dứt khoát, nét mặt đầy cảm xúc. Muốn vậy, người biểu diễn phải tập luyện thường xuyên và hiểu được nội dung của bài múa. Được biết, xã Tung Chung Phố vẫn còn lưu giữ nét văn hóa đặc sắc này. Xã không chỉ lưu giữ nghề làm ngựa giấy mà còn thành lập được câu lạc bộ múa ngựa giấy và đưa bộ môn nghệ thuật này vào trường học, dạy cho học sinh với mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Ngày nay, điệu múa ngựa giấy còn được biểu diễn trong những dịp vui, như ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, lễ hội, tết cổ truyền và trở thành “món ăn” tinh thần không thể thiếu của đồng bào Nùng Dín ở Mường Khương.

Theo Thanh Huệ/LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.