Năm 2019: Chủ động và bứt phá

Dự kiến nội hàm chủ đề điều hành kinh tế-xã hội của năm 2019 của Chính phủ sẽ nhấn mạnh yêu cầu tăng tốc, bứt phá, tạo sức lan tỏa về khát vọng Việt Nam hùng cường, đồng thời sẽ trao quyền chủ động hơn cho các bộ, ngành, địa phương lựa chọn, triển khai các giải pháp.
..
Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều phiên làm việc về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết 01 năm 2019. - Ảnh: VGP

Năm 2018 đang trôi về những ngày cuối cùng và cho đến thời điểm này, có thể khẳng định chúng ta sẽ hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu đã đề ra, trong đó nổi bật là tăng trưởng có thể đạt 7%, mức cao nhất gần một thập kỷ. Nhiều kỷ lục khác cũng được xác lập, như về dự trữ ngoại hối, xuất khẩu, xuất siêu…

Đáng lưu ý, dù tăng trưởng cao, Việt Nam vẫn duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô với việc giữ được mục tiêu CPI, thâm hụt ngân sách giảm, thị trường chứng khoán ổn định.

Trước đó, năm 2017, lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch. Với đà tăng trưởng của hai năm 2017, 2018, đã có những ý kiến nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 có thể đạt tới 7%, thậm chí nếu quyết liệt cải cách thì tăng trưởng sẽ đạt mức kỷ lục 7,06%, qua đó, đưa mục tiêu tăng trưởng 5 năm trở nên khả thi.

Trong bối cảnh đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo là việc xây dựng dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo dự thảo Nghị quyết 01 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày, kế thừa phương châm hành động của năm 2018 đối với các nội dung "kỷ cương, liêm chính, hành động", coi đó là phương châm xuyên suốt cả nhiệm kỳ của Chính phủ, năm 2019 sẽ là năm "bứt phá" để tăng tốc phát triển, chuẩn bị "về đích". Nghị quyết đưa ra 9 nhóm giải pháp chủ yếu với 42 nhóm giải pháp cụ thể.

Trong quá trình xây dựng Nghị quyết, ngoài các nhiệm vụ cụ thể, nội dung được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh là phải thể hiện khát vọng vươn lên của đất nước, khơi dậy tinh thần dân tộc. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, “điều quan trọng là chúng ta phải có ý thức dân tộc, quy tụ lòng người, đoàn kết tiến bước, xây dựng đất nước trong thời kỳ còn nhiều khó khăn, thách thức”.

Tại các diễn đàn gần đây, Người đứng đầu Chính phủ cũng đã nhiều lần nhắc tới những mục tiêu dài hạn hơn. Phát biểu trước Quốc hội, ông nêu rõ: Còn hơn một năm nữa sẽ bước sang một thập niên mới. Đây là mốc thời gian quan trọng trên con đường hiện thực hóa khát vọng mãnh liệt của các bậc tiền nhân cũng như của 100 triệu đồng bào ta, cả trong và ngoài nước, về một Việt Nam độc lập, tự cường, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Theo Thủ tướng, “khát vọng của mỗi người Việt Nam sẽ hòa mình vào khát vọng lớn hơn của dân tộc chúng ta về một đất nước thịnh vượng, người dân hạnh phúc. Năm 2045, thời điểm tròn 100 năm Quốc khánh, mục tiêu Việt Nam sẽ là một nước phát triển, với thu nhập người dân hơn 18.000 USD”.

Do đó, Chính phủ xác định, việc xây dựng các Nghị quyết nói trên cần theo tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, hành động, phục vụ nhân dân, thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ và tạo sức lan tỏa về khát vọng Việt Nam hùng cường tới cộng đồng doanh nghiệp và từng người dân; đồng thời đề xuất, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2019 gắn với các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, cao hơn năm 2018. 

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tiếp tục đạt nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực. Ảnh: Zing

Tại cuộc họp mới nhất bàn về các dự thảo Nghị quyết, làm rõ hơn nội hàm “bứt phá”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, bứt phá đầu tiên là thể chế. Cùng với đó về trọng tâm chỉ đạo, điều hành năm 2019, Thủ tướng cho rằng cần bổ sung, làm rõ 3 nội dung, mà trước hết là nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế.

Thứ hai, xây dựng bộ máy liêm chính, hành động phục vụ. Thủ tướng nhấn mạnh đây là nền tảng để tạo nên bộ máy nói không với tiêu cực, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Mọi cấp, mọi ngành, nhất là cấp trung gian, cấp cơ sở liên quan trực tiếp đến người dân phải làm tốt khâu này, chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Thứ ba, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, đây là những lĩnh vực còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về các nhiệm vụ giải pháp, cụ thể của các bộ, ngành, địa phương, sẽ thống nhất xây dựng như năm 2018, nhưng chắt lọc những nhiệm vụ thật sự quan trọng, trọng tâm, có tính lan tỏa để đưa vào Nghị quyết, gắn với việc quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, địa phương, trách nhiệm của người đứng đầu và trao quyền chủ động cho các bộ, ngành, địa phương lựa chọn đưa vào chương trình hành động, văn bản điều hành của bộ, ngành, địa phương mình để thực hiện.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - được Thủ tướng giao trực tiếp chỉ đạo xây dựng dự thảo Nghị quyết -  cho rằng nội hàm chủ đề điều hành kinh tế-xã hội của năm 2019 của Chính phủ là “tăng tốc”, bảo đảm không vị trí lãnh đạo nào trong hệ thống hành chính còn chần chừ, sợ trách nhiệm thực thi công vụ. “Tăng tốc trong điều hành, thực thi nhiệm vụ và kết quả thực hiện ở cả các cấp Trung ương và địa phương”, Phó Thủ tướng nhận định.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2019, Chính phủ muốn tập trung thực hiện 2 việc là xác định nhiệm vụ trọng tâm và tổ chức thực hiện. Cụ thể, trọng tâm là duy trì đà tăng trưởng kinh tế và củng cố nền tảng vĩ mô và quy định cụ thể trách nhiệm bộ ngành, địa phương, người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ, bao gồm cả xử lý cán bộ nếu không hoàn thành nhiệm vụ, thời gian thực hiện và bố trí không đúng cán bộ triển khai nhiệm vụ. “Người đứng đầu phải thay những cá nhân không làm được việc”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Hà Chính/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...