Minh bạch thông tin - con đường phát triển nông sản Việt

Một trong những yêu cầu tham gia vào thị trường nông sản thế giới là khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc các mặt hàng. Tuy nhiên việc này vẫn chưa được các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm.

Minh bạch thông tin - Con đường phát triển của nông sản Việt.

Tại hội thảo “Tăng năng lực cạnh tranh cho nông sản và thủy sản Việt Nam. Minh bạch thông tin – Con đường phát triển” diễn ra  hôm nay (17/7), ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch cho hay, minh bạch thông tin thông qua việc sử dụng hình thức truy xuất nguồn gốc điện tử là một trong những cách hiệu quả để đưa hàng nông sản Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU và  Nhật Bản.

Thông qua chương trình Traceverified, Đại sứ quán Đan Mạch muốn cung cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp dịch vụ truy xuất nguồn gốc điện tử nhằm thay đổi phương pháp truy xuất nguồn gốc bằng cách ghi chép thủ công như hiện nay của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.

Ông Lý Hoàng Hải, Phó Giám đốc dự án Traceverified cho hay, dự án này nhằm xây dựng, cung cấp cho các chuỗi liên kết thủy sản, nông nghiệp thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử, dịch vụ quản lý phòng thí nghiệm và nâng cấp dịch vụ đào tạo kỹ thuật viên.

Tuy nhiên, dù dự án đã thực hiện từ  tháng 10/2012 và hoàn toàn miễn phí cho các doanh nghiệp đến hết năm 2014 nhưng đến nay mới chỉ có 14 doanh nghiệp tham gia, trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp thủy sản lớn. Điều này, theo ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) là do các doanh nghiệp ngại minh bạch thông tin và chỉ tham gia khi đối tác yêu cầu.

Truy xuất nguồn gốc giúp các bên liên quan nhận được thông tin xác thực về sản phẩm tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời cho biết liệu đơn vị cung cấp sản phẩm có nỗ lực tối đa trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hay sản phẩm đó có được kiểm soát chất lượng một các nghiêm túc trong toàn bộ chuỗi cung ứng hay không.

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thực hiện bằng hình thức thủ công như ghi chép bằng tay, lưu trữ bằng giấy tờ sổ sách. “Cách làm này không minh bạch và nhiều rủi ro do chỉ có doanh nghiệp đọc và hiểu được mã số truy xuất nguồn gốc của sản phẩm trong khi người tiêu dùng vẫn không thực sự biết về sản phẩm mà họ mua. Hơn nữa, thông tin nhiều loại sản phẩm phải lưu giữ trong vòng 6 tháng đến 2 năm nên sẽ tốn diện tích lưu kho và rủi ro khi có hỏa hoạn” – ông Hải nói. 

Tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn thẳng thắn nhìn nhận, một trong những vấn đề lớn mà các ngành hàng nông sản đang vướng phải hiện nay là sự minh bạch thông tin về xuất xứ các mặt hàng. Theo ông Tuấn: “Để tránh được rủi ro trên thương trường quốc tế, chúng ta phải nhận thức rõ những thay đổi để thích ứng, các doanh nghiệp phải quản lý được chuỗi và phải có quyết tâm đi vào những phương thức quản lý theo thông lệ quốc tế. Từ sự minh bạch chúng ta sẽ tạo được niềm tin của thị trường, có cơ hội tiêu thụ sản phẩm với giá cạnh tranh và thương hiệu nông lâm sản Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế”.
Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...