Chợ Cao Sơn - nét riêng của văn hóa vùng cao

Chợ Cao Sơn, thuộc xã Cao Sơn của huyện Mường Khương cách thành phố Lào Cai khoảng 80 km, thường họp vào thứ Tư hằng tuần.

Đến chợ Cao Sơn, du khách có thể đi dọc Quốc lộ 4D rẽ qua xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương) rồi lên Cao Sơn. Cao Sơn mùa này phong cảnh rất hữu tình. Những nương chè xanh ngát xen giữa những đồi hoa lau đang mùa trổ bông tạo nên bức tranh vùng cao thật yên bình, ấm áp. Đồng bào địa phương đang vào vụ thu hoạch đậu tương nên trước cửa nhiều ngôi nhà, đậu tương được phơi khắp nơi.

Đông vui chợ phiên.    

Sau những buổi lên nương, cứ sớm thứ Tư hằng tuần, từ khắp các nẻo đường ở Cao Sơn, đồng bào nơi đây lại váy áo xúng xính rủ nhau xuống chợ. Chợ phiên Cao Sơn từ lâu không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, hàn huyên của những người dân trong vùng. Vì thế, chợ Cao Sơn luôn đông vui, tấp nập; hàng hóa phong phú, đa dạng. Ở đây bày bán nhiều nông sản địa phương như rau, đậu, hoa quả, các loại bánh truyền thống… Chợ còn có những gian hàng bán thổ cẩm sặc sỡ sắc màu, tha hồ cho người đi chợ lựa chọn. Cũng giống nhiều chợ phiên vùng cao khác, chợ Cao Sơn có một số gian hàng ẩm thực mang đậm nét văn hóa các dân tộc vùng cao. Và trong phiên chợ nào, khu vực này cũng tập trung khá đông người dân địa phương đến thưởng thức. Chỉ cần ghé một gian ẩm thực ở chợ Cao Sơn, du khách có thể cảm nhận được hương vị đặc trưng của vùng cao Mường Khương qua vị cay nồng của tương ớt, ngọt thơm của nước dùng nguyên liệu đơn giản hòa quyện trong món phở hay các gia vị độc đáo của món thắng cố...

 Sắc màu thổ cẩm tại chợ phiên Cao Sơn.

Ngày nay, hàng hóa được bày bán ngày càng phong phú ở chợ phiên Cao Sơn với sự xuất hiện của nhiều gian tạp hóa do tư thương vùng khác mang đến để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Tuy nhiên, phiên chợ trên vùng cao này vẫn mang đậm nét văn hóa của đồng bào vùng cao trong nếp sinh hoạt và cách trao đổi hàng hóa.

Vì thế, từ nhiều năm nay, chợ phiên là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch muốn khám phá cuộc sống và bản sắc của đồng bào các dân tộc Cao Sơn.

Theo Vân Thảo/LCĐT

Tin Liên Quan

Gần 400 khách du lịch đến Lào Cai trong chuyến tàu đầu tiên sau mưa lũ

8 giờ 30 phút ngày 24/9, chuyến tàu mang số hiệu SP4 khởi hành từ ga Hà Nội đã đến ga Lào Cai sau chuyến hành trình dài vượt qua cung đường được khắc phục sau trận mưa lũ gây thiệt hại nặng nề vừa qua.

Du lịch Lào Cai chung tay cùng bà con vùng lũ

Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của người Việt Nam, những ngày qua, các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ ở Lào Cai đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng tới đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Chăm sóc cây xanh đô thị kiến tạo cảnh quan du lịch Sa Pa

Những năm gần đây, việc chăm sóc cây xanh đô thị và cây hoa trang trí đã trở thành một yếu tố kiến tạo nên không gian du lịch của thị xã Sa Pa. Đây là nỗ lực nhằm nâng cao cảnh quan đô thị, chất lượng môi trường thiên nhiên đối với du khách trong và ngoài nước.

Du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, nhanh chóng “lấy đà” phục hồi sau bão nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương.

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.