Đền Cô Ba bên dòng suối Nhù

Đền Cô Ba nằm ven dòng suối Nhù, thuộc thôn Làng Đền, xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng). Đền thờ một nhân vật trong đạo Mẫu Tam phủ ở Việt Nam và là ngôi đền cổ đã tồn tại hàng trăm năm ở vùng đất này.

Ngày nay, người dân xã Phú Nhuận vẫn tương truyền sự tích về nàng Ba. Chuyện kể rằng, vùng đất này năm xưa có nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, hay giúp đỡ dân lành. Nàng rất thạo việc sông nước nên thường dạy nhân dân trong vùng cách đi lại trên sông và đánh bắt thủy sản, vì thế, nàng được người dân yêu mến, kính trọng. Sau khi công chúa mất, người dân vùng này lập đền thờ phụng. Từ đó, đền Cô Ba trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, gắn với đời sống tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc xã Phú Nhuận và các địa phương lân cận.

Lễ hội đền Cô Ba diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm.

Ngôi đền tọa lạc trên gò đồi cao, lưng tựa núi, cửa hướng ra dòng suối Nhù. Vị trí sơn thủy hữu tình khiến ngôi đền giống như ngọn đuốc linh thiêng tỏa ánh sáng bao quát bản làng, trấn giữ bình an, hưng khí cho một vùng rộng lớn. Hằng năm, cứ vào dịp tháng 2 và nhất là ngày 7/7 âm lịch, người dân xã Phú Nhuận lại về tham dự Lễ hội đền Cô Ba, chiêm bái và dâng hương cầu bình an.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, kiến trúc cổ của ngôi đền không còn nhiều. Tường và mái đã được thay thế bằng những vật liệu hiện đại, làm mất đi vẻ đẹp cổ kính vốn có. Tuy nhiên, với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, đền Cô Ba đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vào tháng 8/2018. Sau khi được xếp hạng, đền Cô Ba sẽ được quy hoạch để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; giáo dục truyền thống và đáp ứng sinh hoạt tín ngưỡng của người dân xã Phú Nhuận cùng du khách thập phương.

Sự trùng tu, tôn tạo di tích có ý nghĩa lớn vì tạo được sự kết nối giữa đền Cô Ba với các di tích khác trong và ngoài huyện Bảo Thắng, hình thành tuyến du lịch tâm linh ở khu vực ven sông Hồng.

Theo Nguyễn Hữu/LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.