Văn Bàn hình thành các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh

“Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình lớn, mang tính tổng thể trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Bàn.

Măng bói, măng sặt của Văn Bàn từ lâu đã nổi tiếng, là sản phẩm đặc trưng khó lẫn với các loại măng của địa phương khác. Sản phẩm tập trung nhiều ở các xã Khánh Yên Thượng, Dương Quỳ, Nậm Xây, Nậm Xé, Dần Thàng, Hòa Mạc, với khoảng 90 ha, trong đó Dương Quỳ có khoảng 11 ha. Tại đây có 2 hộ sơ chế măng sặt thành sản phẩm hàng hóa, phân phối cho chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) từ nhiều năm nay. Các sản phẩm măng tre, măng bói chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và một số xã lân cận. Ông La Văn Toan, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Quỳ cho biết: Măng là sản phẩm đã có từ lâu, nhưng để trở thành hàng hóa vẫn gặp nhiều khó khăn, do người dân trồng măng chưa tập trung, chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc đưa sản phẩm trở thành hàng hóa.

Khó khăn về giao thông nên sản phẩm măng bói của Văn Bàn chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương.

Một xã khác cũng có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm nông nghiệp là Hòa Mạc. Xã có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, các sản phẩm từ cây có củ rất thích hợp khi trồng tại đây như khoai tây, khoai lang, dong riềng… Đặc biệt, dong riềng đang là loại cây được người dân kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế lớn, góp phần thay đổi đời sống. Hiện xã có khoảng 7 ha dong riềng, với 32 hộ tham gia trồng thay thế diện tích trồng ngô, sắn trước đây. So với những sản phẩm nông nghiệp khác, trên cùng diện tích đất, cây dong riềng mang lại giá trị kinh tế gấp 1,5 lần. Trong năm vừa qua, UBND xã Hòa Mạc đã phối hợp với Hợp tác xã Nà Lộc thu mua toàn bộ củ dong riềng của bà con để chế biến miến. Ông Hà Văn Va, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nà Lộc chia sẻ: Sản phẩm miến chế biến từ dong riềng do chính bà con trong xã trồng đang được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn và có hương vị riêng. Hiện nay, hợp tác xã vẫn thiếu nguyên liệu để chế biến.

Trong năm tới, xã Hòa Mạc dự kiến tăng diện tích trồng dong riềng lên 12 - 15 ha. Ông Ngô Quang Trung, Chủ tịch UBND xã Hòa Mạc cho biết: “Thời gian tới, xã sẽ tăng cường phối hợp với các hợp tác xã để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của bà con, đặc biệt là sản phẩm từ cây dong riềng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cho bà con để đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Miến dong là một sản phẩm thế mạnh của xã Hòa Mạc.

Huyện Văn Bàn hiện có 20 sản phẩm thế mạnh, thuộc 3 nhóm, trong đó: Thực phẩm có 13 sản phẩm (trồng trọt 8 sản phẩm, chăn nuôi 5 sản phẩm); nhóm dược liệu có 3 sản phẩm; nhóm chế biến có 4 sản phẩm (trong đó 3 sản phẩm có đăng ký công bố nhãn hiệu tập thể là lúa nếp Thẳm Dương, hồng không hạt Tân An và măng bói, măng sặt Văn Bàn), 1 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là rượu Nậm Cần. Căn cứ vào thế mạnh của mỗi địa phương, huyện có kế hoạch cụ thể để khuyến khích người dân tích cực tham gia sản xuất và quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng phối hợp với các hợp tác xã, doanh nghiệp để đầu tư cho bà con sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đầu năm 2018, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức tập huấn về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, thu hút trên 1.000 người là cán bộ các xã và các hộ dân tham gia.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn cho biết: Trong triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, Văn Bàn gặp nhiều khó khăn, bởi trên địa bàn chưa có điểm giới thiệu và bán sản phẩm địa phương, chủ yếu được giới thiệu thông qua các hội chợ, lễ hội của tỉnh, huyện và bán tại chợ phiên ở các xã. Trở ngại nhất vẫn là giao thông, do hệ thống đường trên địa bàn huyện đã xuống cấp, ảnh hưởng nhiều đến việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Chủ trương của huyện Văn Bàn là đẩy mạnh quảng bá và phát triển sản phẩm đặc trưng, nên chính quyền sẽ cùng bà con tìm cách gỡ khó nhằm đưa các sản phẩm thế mạnh ra thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Hoàng Thu-Thi Khanh/LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.