Lào Cai ưu tiên phát triển giáo dục thông minh

Xây dựng nền giáo dục thông minh là một trong những lĩnh vực được Lào Cai lựa chọn triển khai nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), phát triển chính quyền điện tử, xây dựng đô thị thông minh tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018 – 2025.

 
Cổng Thông tin điện tử Sở giáo dục và đạo tạo tỉnh Lào Cai

Xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống CNTT tới các cơ sở giáo dục

Những năm gần đây, Lào Cai luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật CNTT hiện đại, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở. Trong đó chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, máy tính cho các cơ sở đào tạo. Hiện toàn tỉnh có 640/646 cơ sở giáo dục có kết nối mạng Internet; 432/646 trường với 3.460 lớp, gần 98 nghìn học sinh và trẻ em được tiếp cận, học tập môn Tin học (trong đó  30,15% trường mầm non, 71,2% trường tiểu học, 92,6% trường THCS, 100% trường THPT giảng dạy môn tin học). Nhiều cơ sở giáo dục còn bố trí phòng máy riêng để cán bộ, giáo viên, học sinh được truy cập Internet thuận tiện cho khai thác, trao đổi thông tin nâng cao nhận thức, phục vụ công tác dạy và học.

Ứng dụng CNTT quản lý, điều hành, học tập và giảng dạy

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, vận dụng các hình thức học từ xa, học qua mạng đã góp phần thay đổi hình thức đào tạo và chất lượng giáo dục tại địa phương.

Ngành giáo dục và đào tạo đã ứng dụng CNTT trong chỉ đạo điều hành như triển khai các phần mềm của Bộ giáo dục và Đào tạo đến 100% trường học các cấp trên địa bàn tỉnh; 100% văn bản thông thường được gửi, nhận qua hệ thống email; 98% cán bộ, giáo viên sử dụng email trong công việc; 100% thủ tục hành chính tiếp nhận tại bộ phận 1 cửa được thực hiện trên phần mềm VNPT –Igate. Tại các trường, một số phần mềm như:  phần mềm quản lý văn bản và điều hành; phần mềm thống kê, quản lý nhân sự; phần mềm quản lý học sinh; phần mềm quản lý tài chính, phổ cập giáo dục chống mù chữ; phần mềm quản lý thi đua khen thưởng; phần mềm xếp thời khóa biểu; phần mềm thi học sinh giỏi, kiểm định chất lượng giáo dục cho các trường; phần mềm quản lý trẻ và dinh dưỡng, thống kê chất lượng giáo dục tiểu học; phần mềm quản lý thư viện... được ứng dụng hiệu quả, giúp việc điều hành, quản lý của các trường khoa học hơn.

CNTT cũng được ứng dụng trong việc dạy và học. Với số giáo viên có thể ứng dụng CNTT cơ bản để hỗ trợ dạy học đạt 90%, các chuyên đề giảng dạy của các trường từ trường tiểu học (kể cả một số trường vùng cao) đến các trường chuyên nghiệp đều sử dụng các phần mềm trình chiếu, giáo án điện tử…nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Học sinh các cấp cũng được hướng dẫn và hưởng ứng tích cực các cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh trên Inrernet. Các cuộc thi Olympic tiếng Anh, Toán qua mạng cũng là hoạt động thiết thực trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào việc học tập, vui chơi, giải trí bổ ích. Việc triển khai đồng bộ hoạt động đưa tin học vào nhà trường, triển khai sinh hoạt chuyên môn trên “trường học kết nối”, soạn bài giảng điện tử đã góp phần đưa việc học tập môn Tin học của học sinh trong tỉnh ngày càng tiến bộ, được thể hiện ở kết quả đánh giá chất lượng môn Tin học (năm học 2017- 2018) có 23.4% học sinh đạt loại Giỏi, 52% đạt Khá, 24,4% đạt Trung bình.

CNTT còn được ứng dụng trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trình độ của cán bộ, giáo viên và học sinh. Hiện trên địa bàn tỉnh đã triển khai hệ thống website giáo dục như Cổng thông tin điện tử Sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục, các trường. Trong đó có gần 300 trường có webite riêng, một số trường triển khai, tích hợp trên hệ thống VnEdu hoặc triển khai trên hệ thống của Violet. Hệ thống các trang website này là kho thông tin về nghiên cứu khoa học, hỏi- đáp chuyên môn, đào tạo, thi và tuyển sinh, thời khóa biểu, kết quả học tập,...của các trường. Đặc biệt, một số trang còn tích hợp hệ thống thư viện điện tử, hệ thống bài giảng điện tử, tài liệu học tập, ôn thi trực tuyến, Thư viện sách, diễn đàn,...tạo môi trường cho học sinh, giáo viên trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập và công tác. Các trang thông tin điện tử của ngành đã góp phần gắn kết gia đình - nhà trường - xã hội và các nhà quản lý giáo dục chặt chẽ hơn,  nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học.

Ưu tiên phát triển giáo dục thông minh

Tỉnh Lào Cai vừa triển khai Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh giai đoạn 2018 – 2025. Trong đó, giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên lựa chọn và việc ứng dụng CNTT vào quản lý, dạy và học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Lào Cai trong thời gian tới.

Tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2010, 100% các trường trên địa bàn ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành; 50% trường Mầm non có trẻ được tiếp cận với Tin học; 95% trường Tiểu học, 100% trường THCS, THPT có phòng máy tính và tổ chức giảng dạy môn Tin học; 100% giáo viên các cấp học được bồi dưỡng, tập huấn có đủ năng lực ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy.

Để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, Lào Cai sẽ tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật  CNTT đảm bảo đồng bộ, hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên đủ năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, dạy và học. Một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt đó là tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cụ thể: triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành đáp ứng yêu cầu thông tin quản lý giáo dục, xây dựng thư viện điện tử, trường học điện tử, lớp học thông minh học tập trực tuyến, thi trực tuyến; tuyển sinh trực tuyến; xây dựng hồ sơ điện tử; thẻ học sinh thông minh, hệ thống camera giám sát trong các nhà trường cho từng cấp học,…Triển khai thí điểm “Trường học điện tử” tại trường PTTH số 1, trường Chuyên Lào Cai và mỗi huyện/thành phố 1 trường. Triển khai thí điểm mô hình học tập trải nghiệm sáng tạo STEM tại trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, THCS Lê Quý Đôn, Trường Chuyên Lào Cai.

Việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là việc tận dụng tốt công nghệ, môi trường Internet vào quản lý và dạy học mà Lào Cai đang thực hiện góp phần triển khai thành công Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018- 2020.
 

Thu Hương

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.