Bảo vệ tài nguyên đất góp phần bảo đảm an ninh nông nghiệp và thực phẩm

Báo cáo vừa được Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 3/5 cho thấy ô nhiễm đất chính là một mối đe dọa đáng lo ngại đối với sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực và sức khỏe con người, song chúng ta chỉ biết rất ít về tầm quan trọng và mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa đó.
Bảo vệ tài nguyên đất trong canh tác nông nghiệp (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Khánh Linh)


Theo báo cáo, công nghiệp hóa, các cuộc chiến tranh, hoạt động khai thác mỏ và thâm canh nông nghiệp đã góp phần làm ô nhiễm đất trên toàn thế giới, trong khi quá trình đô thị hóa các thành phố lại góp phần khiến cho đất được sử dụng như một chỗ thải chung.

Phát biểu tại hội nghị chuyên đề về ô nhiễm đất, bà Maria Helena Semedo, Trợ lý Tổng Giám đốc FAO cho biết: Ô nhiễm đất ảnh hưởng đến thực phẩm chúng ta ăn, nước chúng ta uống, không khí chúng ta hít thở và sức khỏe của hệ sinh thái của chúng ta. Bà cũng đồng thời nhấn mạnh cần ưu tiên ngăn ngừa ô nhiễm đất trên toàn thế giới bởi năng lực của đất để ứng phó với ô nhiễm rất hạn chế.

Báo cáo mới của FAO cho thấy trong khi thâm canh nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp và đô thị hóa tiếp tục phát triển nhanh chóng thì việc đánh giá tình trạng ô nhiễm đất toàn cầu lại chưa bao giờ được thực hiện. Các nghiên cứu được tiến hành cho đến nay chủ yếu được giới hạn ở các nước phát triển.

Theo một cuộc khảo sát của FAO, có những khoảng trống lớn về bản chất thực sự và mức độ của vấn đề. Ví dụ, tại Australia, gần 80.000 địa điểm sẽ bị ô nhiễm đất. Ở Trung Quốc, 16% tổng số đất và 19% đất nông nghiệp bị ô nhiễm. Khoảng 3 triệu địa điểm bị ô nhiễm tiềm ẩn trong Khu vực Kinh tế Châu Âu và phía Tây Balkan. Tại Mỹ, ít nhất 1.300 địa điểm xuất hiện trong danh sách những nơi bị ô nhiễm.

Thông thường, ô nhiễm đất chỉ có thể được nhận thức hoặc đánh giá trực tiếp, như một mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ô nhiễm có tác động đến an ninh lương thực khi nó phá vỡ quá trình trao đổi chất của thực vật và do đó làm giảm sản lượng cây trồng và khiến cho cây trồng không an toàn để tiêu thụ. Các chất ô nhiễm cũng sẽ trực tiếp gây hại cho các sinh vật sống trong đất.

Thêm vào đó, rõ ràng, đất bị ô nhiễm với các yếu tố nguy hiểm (chẳng hạn như asen, chì, cadmium), hóa chất hữu cơ như PCBs (polychlorinated biphenyls) và PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons), hoặc dược phẩm như thuốc kháng sinh hay các chất làm rối loạn nội tiết gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Báo cáo của FAO cũng đồng thời nhấn mạnh phần lớn ô nhiễm đất là do các hoạt động của con người. Các hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ, luyện kim, sản xuất, rác thải sinh hoạt, rác thải đô thị, chăn nuôi, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón dùng trong nông nghiệp, khói xe, các dẫn xuất dầu được thải vào môi trường hoặc phá vỡ nó, … đều góp phần dẫn tới ô nhiễm đất.

Ngoài ra, các “chất gây ô nhiễm mới nổi" cũng là một nguồn đáng quan tâm. Chúng bao gồm dược phẩm, chất gây rối loạn nội tiết, các loại chất kích thích và các chất gây ô nhiễm sinh học, chất thải thiết bị điện tử và chất dẻo được sử dụng trong hầu hết mọi hoạt động của con người./.

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.