Đón bằng công nhận động Tả Phìn là Di sản văn hóa cấp quốc gia

Sáng 28/2, tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa đã diễn ra Ngày hội khám phá văn hóa các dân tộc xã Tả Phìn và Lễ Công bố Di sản văn hóa cấp quốc gia danh lam thắng cảnh động Tả Phìn.
Quang cảnh chương trình.

Danh thắng động Tả Phìn nằm trong lòng một dãy núi đá vôi (là một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn) cách UBND xã Tả Phìn khoảng 1km về phía Bắc, động thuộc địa phận thôn Sa Xéng. Cửa động nằm phía dưới chân núi, có chiều cao khoảng 5m, rộng 3m, chiều sâu hơn 10m, mở ra một lối đi xuyên xuống lòng đất. Lòng động vòm cao khoảng 8m, diện tích hàng trăm mét vuông, có các nhũ đá rủ xuống với nhiều hình thù khách nhau; động có rất nhiều ngách nhỏ đi sâu vào lòng núi. Ngày 29/12/2017, động Tả Phìn chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh.

Việc công nhận động Tả Phìn là di tích quốc gia là điều kiện quan trọng để xã Tả Phìn, huyện Sa Pa tổ chức bảo tồn, khai thác tiềm năng phát triển du lịch.

Ban tổ chức trao Bằng Xếp hạng Di tích quốc gia cho lãnh đạo UBND xã Tả Phìn.

Ngay sau Lễ đón Bằng Xếp hạng và Công bố di sản văn hóa cấp quốc gia danh lam thắng cảnh động Tả Phìn đã diễn ra Ngày hội khám phá văn hóa các dân tộc xã Tả Phìn với nhiều hoạt động như: Trích đoạn Lễ Pút tồng của người Dao; Lễ cưới của người Dao đỏ; tham quan và trải nghiệm nghề thủ công truyền thống chạm khắc bạc của người Dao đỏ; quy trình hái lá thuốc, chế biến, chuẩn bị thuốc tắm của người Dao đỏ; viết thư pháp cổ của người Dao đỏ…

Trích đoạn lễ cúng Lễ Pút tồng của người Dao.
Trích đoạn Lễ cưới của người Dao đỏ.
Trình diễn viết thư pháp cổ của người Dao đỏ.

Chiều cùng ngày, tại xã Tả Phìn còn có các phần thi: dệt thổ cẩm, cày ruộng, bắt cá suối và các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, chạy cướp cờ… hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước.

Theo Đức Phương/LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.