ASEAN cần đoàn kết trước những thách thức trên Biển Đông

Ngày 20/6, Học viện Nghiên cứu an ninh quốc tế của Thái Lan (ISIS) và Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS) đã phối hợp tổ chức hội thảo về sự đoàn kết trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và những thách thức hàng hải trên Biển Đông cũng như trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
 
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Hà Linh/Vietnam+)

Mục đích của hội thảo là tạo ra một diễn đàn nhằm đi đến giải pháp hòa bình và mang tính pháp lý, góp phần giải quyết những thách thức hàng hải mà ASEAN đang phải đối mặt. Đông đảo học giả từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản đã tham dự hội thảo.

Tại hội thảo, Giám đốc ISIS - Tiến sĩ Thitinan Pongsudhirak nhấn mạnh ASEAN đã có lịch sử phát triển 46 năm và đóng vai trò trung tâm trong các vấn đề khu vực, vì vậy sự đoàn kết và thống nhất trong khu vực rất quan trọng trong việc ứng phó với những thách thức hàng hải ở Biển Đông. Hội thảo sẽ tạo sự liên kết giữa các nước liên quan để tìm ra một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp hiện nay trên Biển Đông.

Trong khi đó, ông Nyunt Maung Shein - đại diện của Mianma - nước sẽ tiếp quản vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2014 khẳng định các biên liên quan cần đạt được lòng tin chiến lược - điều đã được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu quan trọng của ông tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vừa qua. Sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên là hết sức quan trọng và sẽ tạo cơ sở để giải quyết những tranh chấp hiện nay.

Tiến sĩ Võ Xuân Vinh - đại diện của Việt Nam tại cuộc hội thảo nhấn mạnh các nước ASEAN đã có nhiều nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông trong nhiều năm qua. Theo ông, ASEAN cần đoàn kết trong việc bày tỏ quan điểm đối với những tranh chấp trên Biển Đông. Tất cả các tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, gồm Công ước Liên hợp ước về Luật biển (UNCLOS) 1982, các tuyên bố và nguyên tắc đã được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc.

Các nước ASEAN cần có chung tiếng nói về vấn đề này dựa trên những gì mà các nước thành viên đã thỏa thuận, đồng thời cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vì hòa bình và ổn định trong khu vực./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.