Mũ truyền thống của trẻ em người Dao

Các dân tộc thiểu số ở vùng cao nói chung và dân tộc Dao nói riêng rất chú trọng đến chiếc mũ đội đầu cho trẻ nhỏ, họ quan niệm chiếc mũ thể hiện sự quan tâm của cả dòng tộc đối với đứa trẻ.

Trẻ em người Dao.

Trước khi sinh, gia đình phải chuẩn bị từ 3 - 5 chiếc mũ được trang trí cầu kỳ, có kích thước to, nhỏ khác nhau để đội đầu cho trẻ cả khi trẻ đã lớn. Vì vậy, chiếc mũ được khâu và trang trí rất công phu mang sắc thái địa phương rõ rệt.

Mũ có hai loại, hình bồ đài hoặc hình chóp cụt, ngoài lớp vải chàm được ghép từ nhiều mảnh vải nhỏ màu sắc sặc sỡ, chiếc mũ còn nổi bật bởi những miếng bạc trắng hình tròn, trên mặt được khảm hoa văn hình ngôi sao, tam giác, sóng lượn. Xen kẽ các miếng bạc trắng là những chuỗi hạt cườm nhuộm các màu xanh, đỏ, tím, vàng, dưới mỗi chuỗi hạt cườm là các tua len nhiều màu sắc khác nhau.

Mũ truyền thống của trẻ em người Dao.

Chóp mũ đính chùm quả bông bằng len màu đỏ hoặc chùm quả lắc bằng bạc trắng ôm chặt lấy đầu, khi đội mũ, các miếng bạc, chuỗi hạt cườm, chùm quả bông, quả lắc bạc đung đưa rất ấn tượng và đẹp mắt.

Đồng bào Dao sử dụng mũ để đội ấm đầu cho trẻ em ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, đây cũng là vật trang trí, chưng diện và thể hiện sự quan tâm dành những gì tốt đẹp nhất cho đứa trẻ. Theo quan niệm dân gian, chiếc mũ ngoài việc che thóp, giữ ấm đầu cho đứa trẻ còn có tác dụng trừ tà ma, chống sài đẹn./.

(Theo Báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.