Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất đàm phán FTA với Việt Nam

Phía Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất khởi xướng đàm phán một FTA song phương trong khi phía Việt Nam đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và hạn chế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Lao động và An sinh xã hội Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Muezzinoglu.

Thông tin trên được đưa ra tại Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp về kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra chiều 13/7 tại Hà Nội.

Tại Phiên họp toàn thể dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Lao động và An sinh xã hội Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Muezzinoglu, hai Trưởng đoàn Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đã trao đổi các thông tin liên về tình hình phát triển kinh tế tại mỗi nước và thảo luận, thống nhất một số biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Cụ thể, về ngoại giao, hai bên tích cực ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, tăng cường trao đổi đoàn các cấp và mở rộng các hoạt động đối ngoại dưới nhiều hình thức. Trước mắt, hai bên tích cực thu xếp cho chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhổ Nhĩ Kỳ trong thời gian sớm nhất.

Về thương mại, hai bên cho rằng kim ngạch hai chiều hiện nay đạt khoảng 1,5 tỷ USD/năm vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. Hai bên nhất trí đặt mục tiêu phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 4 tỷ USD vào năm 2020.

Phía Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất khởi xướng đàm phán một FTA song phương trong khi phía Việt Nam đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và hạn chế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam để có thể xem xét, xử lý hài hòa lợi ích và mối quan tâm của nhau.

Về công nghiệp, hai bên nhất trí mở rộng hợp tác để hỗ trợ cho các hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo đó, Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương Việt Nam) và Cơ quan Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (Thổ Nhĩ Kỳ - KOSGEB) đã ký kết Kế hoạch hành động tại Kỳ họp lần này để tiếp tục thúc đẩy hoạt động hợp tác trong lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa hai bên.

Về đầu tư, hai bên đã thống nhất xong nội dung Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ để sớm ký kết vào thời điểm thuận tiện, tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực đầu tư giữa hai nước.

Về hải quan, hai bên  đã thống nhất xong nội dung Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực hải quan giữa Bộ Tài chính Việt Nam, Bộ Thương mại và Hải quan Thổ Nhĩ Kỳ để ký kết vào thời gian sớm nhất.

Về tiêu chuẩn chất lượng, hai bên cũng đã thống nhất xong nội dung thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Viện Tiêu chuẩn Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là những khuôn khổ pháp lý quan trọng đối với các hoạt động giao thương, trao đổi thương mại của doanh nghiệp giữa hai nước.

Một số lĩnh vực hợp tác cũng đã bắt đầu có nhiều khởi sắc như thống kê, khoa học và công nghệ, lao động, giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch, y tế, tài nguyên và môi trường... Hai bên đang tích cực hoàn thiện, thống nhất nội dung để sớm ký kết các thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực này giữa các cơ quan chuyên môn chức năng của hai nước trong thời gian tới.

Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác như năng lượng, chế biến thực phẩm, xây dựng, máy móc thiết bị...

Với những cam kết trên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, nếu làm tốt, kim ngạch của hai nước sẽ không chỉ dừng ở con số 1,5 tỷ USD mà sẽ sớm vượt qua kim ngạch 4 tỷ USD của năm 2020 và còn cao hơn nữa.

Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tốt đẹp. Hai bên đã ký kết hiệp định vận chuyển hàng không, vận tải biển, tránh đánh thuế hai lần. Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ đã mở đường bay chở khách và chở hàng hóa trực tiếp tới Việt Nam (TPHCM và Hà Nội), nâng tần suất các chuyến bay chở khách, chở hàng hóa và mở rộng đường bay ở Việt Nam. Đây là những khuôn khổ pháp lý và hoạt động quan trọng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư, việc đi lại của các thương nhân, vận chuyển hàng hóa giữa hai nước.

Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới tác động tiêu cực, trao đổi thương mại song phương đã khôi phục đà tăng trưởng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại giữa hai nước trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt 724,6 triệu USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 634,9 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ gồm điện thoại di động, xơ sợi dệt, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cao su, máy móc thiết bị, sản phẩm sắt thép, dệt may, hạt điều, hạt tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ, vải, thủy sản, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ…

Theo Phan Trang/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...