Hội nghị G20: Sự xác nhận quốc tế với uy tín Việt Nam

Tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), trong vai trò Chủ tịch APEC 2017, Việt Nam có những điểm tương đồng, cùng nước chủ nhà Đức gánh vác trách nhiệm thúc đẩy quan hệ kinh tế liên khu vực Á-Âu.

 

Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị G20 năm 2017.


Theo đánh giá của nhiều chính trị gia, chuyên gia và báo chí Đức, Việt Nam đóng góp tiếng nói quan trọng trong các vấn đề tự do thương mại và chống biến đổi khí hậu.

Thành tựu phát triển, sự lạc quan, tính năng động là những đánh giá khách quan của báo chí Đức đối với nền kinh tế 93 triệu dân và cũng là cầu nối các nền kinh tế thế giới với thị trường 625 triệu dân của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Tờ Neues Deutschland (Nước Đức mới), một trong những tờ báo uy tín, có lượng độc giả lớn của Đức, đăng tải bài viết của Tiến sĩ Detlef Pries với nhan đề “Việt Nam là sự uy tín.”

Bài báo nhấn mạnh đến việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia hội nghị năm nay mặc dù Việt Nam không nằm trong G20. Tờ báo cho biết đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến TP. Hamburg trên cương vị nước Chủ tịch APEC 2017 và điều này đồng nghĩa với sự xác nhận của quốc tế đối với uy tín của Việt Nam.

Quan trọng hơn, thông qua việc tham dự thượng đỉnh G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật  những ưu tiên nghị sự của Việt Nam trong Năm APEC 2017, bao gồm: phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng, cũng như Việt Nam đang phối hợp với các nước thành viên APEC thúc đẩy trao đổi sâu rộng về phát triển bao trùm cả về kinh tế, xã hội, tài chính.

Những vấn đề quan trọng của kinh tế toàn cầu được thảo luận ở Hội nghị G20 như tăng trưởng, thương mại, đầu tư, tài chính quốc tế, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, năng lượng, di cư, y tế, việc làm, số hóa và phụ nữ... cũng chính là những chủ đề sẽ được thảo luận ở hội nghị APEC tổ chức tại Việt Nam.

 

Trong bài viết của mình, Tiến sĩ Detlef nhìn nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam "có thể so sánh với bất cứ nền kinh tế nào".

Trong 10 năm qua, tăng trưởng của Việt Nam luôn đạt mức trung bình trên 6%; thu nhập bình quân đầu người/năm tăng từ 730 USD vào năm 2007 đến khoảng 2.445 USD vào năm 2016. Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt mục tiêu đưa con số này lên 3.200 USD vào năm 2020.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tác giả Preis cũng đánh giá về những khó khăn, trở ngại đối với Việt Nam khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bởi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Ông nhận định các chuyến thăm Mỹ và Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 5 là nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế “phát triển cùng có lợi”.

Bài báo cũng cho biết ngoài việc đến Đức tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thăm và làm việc tại Berlin để thúc đẩy đàm phán hiệp định Thương mại tự do với EU (EVFTA), tăng cường hợp tác với Đức trên nhiều lĩnh vực, trong đó có đào tạo nghề nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

“Việt Nam muốn tăng cường quan hệ với Đức” là nhan đề bài viết của Hãng thông tấn Đức (DPA), trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác Việt Nam-Đức.

Trong chuyến thăm chính thức làm việc tại Đức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã làm việc với các bang Hessen và Rheinland-Pfalz để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực “kinh tế, giáo dục và văn hóa.”

Bên cạnh đó, bài viết cho rằng Việt Nam thời gian qua đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Việt Nam cũng muốn tăng cường hợp tác hơn nữa với Đức thúc đẩy nhanh chóng việc xây dựng nhà nước pháp quyền, tạo điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Theo đánh giá của các chuyên gia Đức, năm 2017 là năm mang đến nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Đức khi Đức làm Chủ tịch G20 và Việt Nam là Chủ tịch APEC với những điểm tương đồng về diện tích, dân số và sự đan xen lợi ích giữa hai nền kinh tế. Đức là nền kinh tế hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), sở hữu sức mạnh về đầu tư, khoa học, công nghệ.

Trong bối cảnh một số thị trường truyền thống có nhiều khó khăn, Đức và EU cần tìm kiếm những thị trường tiềm năng đầu tư và phát triển. Thị trường, hàng hóa Việt Nam và vốn đầu tư, khoa học-công nghệ Đức là tiềm năng lớn thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước. Vì vậy, các chuyên gia Đức cho rằng thành công trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Đức sẽ góp phần quan trọng trong liên kết kinh tế khu vực Á - Âu giữa ASEAN và EU./.

Theo Chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.