Ðộc đáo tiếng khèn Mông

Người Mông quan niệm rằng: Đã là con trai người Mông thì dù còn trẻ hay đã già, trên người lúc nào cũng phải có cây khèn. Qua cây khèn, tiếng khèn, cách chàng trai đó thổi có thể thấy được sức mạnh về thể chất cũng như thể hiện được rằng người con trai đó có đời sống văn hoá tinh thần mạnh mẽ đến nhường nào. Chính vì vậy, người Mông đi đâu cũng rất tự hào về điệu múa khèn của dân tộc mình.

Thử khèn. (Ảnh: Thanh Cường) 

Trải qua thời gian, cuộc sống nay đã có nhiều đổi thay nhưng tình yêu và sự gắn bó của người con trai Mông với cây khèn vẫn vậy, tiếng khèn được lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tiếng khèn tượng trưng cho tâm hồn, khát vọng, tình yêu và tuổi trẻ của người Mông. Đến chơi bản làng người Mông, chưa nghe khèn thì thôi, chứ đã nghe rồi, chắc chắn chẳng muốn về.

Mỗi điệu múa khèn lại mang một hàm ý riêng như: Vũ điệu khèn đón bạn, luyện nghệ múa khèn, tam hợp khèn, đây là những tiết mục thể hiện sự khéo léo của đôi chân, sự linh hoạt của đôi tay, sự dẻo dai của hơi thở và thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần thượng võ yêu mến thể dục, thể thao của người Mông. Hay tiết mục mời rượu lại thể hiện cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người Mông rất mộc mạc, nhưng cũng rất đỗi thân quen, thể hiện sự chân thành mỗi khi có khách đến chơi nhà.

Tiếng khèn bên suối. (Ảnh: Ngọc Luyến)

Cũng từ tiếng khèn réo rắt, khoan thai, nhiều chàng trai, cô gái bản Mông đã tìm được “một nửa” của mình để cùng nhau sẻ chia hạnh phúc. Tình yêu của người Mông là vậy, bắt nguồn từ tiếng khèn thật giản dị nhưng cũng vô cùng lãng mạn. Tiếng khèn đã tạo nên nét văn hóa trữ tình độc đáo trên những vùng đất nơi rẻo cao, tạo nên những đêm Sa Pa huyền diệu, những đêm cuối tuần, những lễ hội khèn khó quên trong lòng du khách khi đến với thành phố trong sương./.

(Theo Báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.