Đối thoại Shangri-La: Duy trì an ninh cần tuân thủ luật pháp quốc tế

Sau 3 ngày nhóm họp (từ 2-4/6), Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 năm 2017 đã kết thúc với nhiều tuyên bố, cam kết mà bao trùm là cam kết việc duy trì hòa bình, an ninh của khu vực phải dựa trên việc tuân thủ các cam kết, luật lệ quốc tế.

 

Một phiên thảo luận tại Đối thoại Shangri-La 2017. Ảnh: iiss.org

Đối thoại Shangri-La (IISS Shangri-La Dialogue) năm 2017 tại Singapore thu hút hơn 500 đại biểu đến từ khoảng 40 nước tham dự, trong đó có các bộ trưởng và quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Việt Nam...

Trong bối cảnh chung với nhiều thách thức an ninh đang nổi lên, điểm nổi bật lần này tại Đối thoại là các vấn đề được nêu lên không né tránh, không lẫn lộn giữa các yếu tố, trong đó thách thức an ninh được đề cập bao gồm Biển Đông, an ninh biển, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, chống khủng bố và an ninh mạng.

Tại Shangri-La lần thứ 16, các nước đã tập trung bàn thảo và đưa ra những giải pháp mang tính đồng bộ hơn, đề cao hơn việc tôn trọng luật pháp quốc tế và trên hết là nhất trí chung tay hợp tác để giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Đối thoại Shangri-La lần này cũng khẳng định vai trò không thể phủ nhận của các nước lớn đối với tình hình an ninh khu vực bởi tầm ảnh hưởng và các hành động hay chính sách của họ có tác động lan tỏa khắp khu vực.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... cần phải hành xử một cách có trách nhiệm hơn, có hành động hợp tác và tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác và không hành động đơn phương hoặc chỉ  tính tới lợi ích của mình mà làm ngơ lợi ích của các nước khác, đặc biệt là các quốc gia vừa và nhỏ.

Tại Đối thoại, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh thừa nhận bất chấp những nỗ lực trong việc duy trì một khu vực yên bình, an toàn và ổn định thì các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục gây ra những rủi ro đáng kể và đe dọa sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực.

Trong bối cảnh đó, ASEAN đã liên tục tăng cường hợp tác khu vực thông qua nhiều cơ chế liên quan đến an ninh, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tội phạm  xuyên quốc gia, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, các phiên họp Bộ trưởng Quốc  phòng ASEAN, Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á... Các cơ chế  này tập trung vào việc giải quyết các thách thức an ninh hiện tại và mới nổi mà khu vực  đang phải đối mặt, từ khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực đến an ninh mạng, buôn bán người, cướp biển và cướp có vũ trang trên biển...

Theo ông Lê Lương Minh, một kinh nghiệm với ASEAN trong những năm qua là những thách thức an ninh phức tạp và đa chiều hiện nay không thể chỉ được giải quyết bởi một quốc  gia. Các vấn đề xuyên biên giới và xuyên biên giới cần được giải quyết chung. Các quốc  gia phải có khả năng thích ứng và thay đổi mô hình cũng như quan điểm của mình trong việc đối phó với những thách thức này./.
Theo TTXVN

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.