Châu Phi tăng cường nỗ lực phòng chống HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét

Ngày 26/5, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Phi (AU) đã lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường nỗ lực chấm dứt bệnh AIDS, viêm phổi và sốt rét thông qua việc tăng cường đầu tư cho các quỹ trong nước dành cho ngành y tế.
 
Ảnh minh hoạ.
Phát biểu tại hội nghị của Tổ chức theo dõi AIDS tại châu Phi bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 của AU đang diễn ra tại Addis Ababa, thủ đô của Êtiôpi, ông Hailemariam Desalegn - Thủ tướng Êtiôpi đồng thời là Chủ tịch AU nhấn mạnh: “Chúng ta phải nỗ lực gấp bội để đảm bảo rằng mọi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét, nhằm đạt được mục tiêu không có ca nhiễm mới HIV, không có ai bị phân biệt đối xử và không có cái chết nào liên quan đến AIDS, đồng thời tiến tới thanh toán bệnh lao phổi và bệnh sốt rét”.

Các nhà lãnh đạo châu Phi và các tổ chức quốc tế đã rà soát kết quả đạt được sau 1 năm triển khai thực hiện Lộ trình của AU về chia sẻ trách nhiệm và đoàn kết quốc tế hưởng ứng phòng chống bệnh AIDS, lao phổi và sốt rét ở châu Phi, được thông qua vào tháng 7 năm ngoái, nhằm xây dựng định hướng mới cho các nỗ lực thanh toán các căn bệnh này.

Nhận định về triển vọng giải quyết vấn đề nêu trên, Tiến sĩ Nkosazana Dlamini-Zuma, Chủ tịch Uỷ ban AU cho rằng châu Phi đã thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ và hành động quyết liệt thông qua việc nhất trí tiến hành một loạt cải cách mang tính chuyển biến. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đề ra, tất cả các nước thành viên AU cần phải xây dựng các kế hoạch đầu tư bền vững nhằm chuyển trọng tâm từ việc dựa vào nguồn tài trợ bên ngoài sang việc huy động các nguồn lực trong nước.

Tổ chức theo dõi AIDS châu Phi được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh của AU ở Abuja, thủ đô Nigiêria hồi năm 2001, nhằm xây dựng nghị trình làm việc của các nhà lãnh đạo châu Phi trong lĩnh vực này. Đến năm 2012, tổ chức này được trao thêm nhiệm vụ theo dõi và giám sát tình hình lao phổi và sốt rét. Tổ chức này chịu trách nhiệm giám sát tiến trình hướng tới 3 trụ cột hành động của Lộ trình, bao gồm việc xây dựng các mô hình tài chính đa dạng, cân bằng và bền vững; mở rộng diện tiếp cận nguồn thuốc men thông qua việc tăng cường sản xuất trong nước; thiết lập hệ thống lãnh đạo, quản lý và giám sát đủ năng lực.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu mà châu Phi đạt được trong thời gian qua, đồng thời kêu gọi tiếp tục thúc đẩy tiến trình này nhằm cải thiện sức khoẻ của người dân và nâng cao vị thế của châu lục. Trong khi đó, Tiến sĩ Mark Dybul, Giám đốc điều hành Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét cho rằng nếu tất cả mọi người cùng hợp tác trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm và phối hợp hành động thì các căn bệnh này sẽ trở thành những căn bệnh của quá khứ./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.