Tái hiện lễ cưới người Dao đỏ tại Sa Pa

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội mùa hè, tối 30/4, nhiều hoạt động ca múa nhạc, biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn tiếp tục được diễn ra tại Sa Pa.

Đêm 30/4, du khách đến với Sa Pa càng đông hơn. Tại sân trung tâm thị trấn Sa Pa diễn ra chương trình ca múa nhạc mang tên “Sắc màu Tây Bắc”.

Đông du khách xem trình diễn ca nhạc tại sân Quần.

Nhiều tiết mục hát, múa, độc tấu nhạc cụ đặc sắc được biểu diễn bởi các diễn viên, nghệ sĩ. Ngoài đường phố, nhiều chương trình ca múa nhạc được biểu diễn bởi người dân đến từ các xã cũng diễn ra.

Ấn tượng nhất trong lễ hội đường phố đêm thứ hai là màn tái hiện nghi thức đón dâu trong đám cưới của người Dao đỏ. Đây là hoạt động thu hút nhiều du khách nhất.

Đoàn nhà gái.

Lễ cưới người Dao đỏ thường được tổ chức trong vòng 1 ngày, 1 đêm. Tuy nhiên, Ban tổ chức đã chọn 8 trích đoạn đặc sắc nhất để tái hiện.

Cô dâu được che vải đỏ.

Trước tiên là đoàn nhà trai sang gia đình nhà gái xin dâu. Dẫn đầu là đoàn nhạc lễ với dàn âm thanh đặc trưng của người Dao gồm kèn, trống, chiêng, chũm chọe tấu lên khúc nhạc sôi động và rộn rã mừng đám cưới. Theo quan niệm của người Dao đỏ, khi cô dâu đi lấy chồng thì không được để mặt trời nhìn thấy, bởi họ nghĩ rằng điều này sẽ đem đến vận rủi làm mất vía cô dâu. Và khi đoàn đưa dâu đến gần nhà trai sẽ dừng chân nghỉ đợi người dẫn đường nhà trai về thông báo. Sau đó nhà trai sẽ nổi nhạc để người chủ hôn lễ ra đón. Khi hai đoàn gặp nhau sẽ cất lên những lời hát đối giữa hai họ nhà trai và nhà gái. Đặc biệt, dù đưa dâu xa hay gần thì đoàn đưa dâu đều phải nghỉ lại nhà trai một đêm và ở nơi ngủ sẽ có lễ vật gồm một con lợn được mổ làm sạch sẽ, một ít tiền âm, cùng một bát hương. Khi đến nhà sẽ làm lễ báo tổ tiên rồi mới bước vào nhà chính…

Trích đoạn được thể hiện rất tỉ mỉ, chi tiết giúp người xem dễ hiểu. Đây là nét văn hóa đặc sắc gắn liền với đời sống tinh thần của người Dao đỏ. Việc tại hiện nghi lễ này, không những góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đến với du khách.

Các chương trình ca múa nhạc, biểu diễn nghệ thuật vẫn tiếp tục diễn ra cho đến hết ngày 2/5.

Theo Hoàng Thu/LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.