Ðộc đáo lễ đặt lại tên cho con trai của người Dao họ

Không biết từ bao giờ, việc đặt lại tên cho con trai của người Dao họ đã tồn tại trong đời sống với nghi lễ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa. Trong cuộc đời, mỗi người con trai Dao họ đều trải qua 2 lần đặt tên.

Ông Hoàng Văn Hành, Trưởng thôn Khe Tắm, xã Phố Lu (Bảo Thắng) cho biết: Khi mới sinh, bé trai được lấy một cái tên bất kỳ để gọi trong xưng hô hằng ngày và làm giấy khai sinh. Khi bé trai bước vào tuổi thứ mười, gia đình sẽ tổ chức nghi lễ đặt lại tên để thông báo với ông bà tổ tiên biết được gia đình đã có thêm một thành viên mới.

Người Dao họ ở Lào Cai.

Ngày làm lễ đặt lại tên cũng là ngày vui của gia đình, dòng họ và cũng là ngày vui của bản làng. Nghi lễ đặt lại tên được diễn ra trong hai ngày. Vào buổi tối hôm trước, gia đình bé trai muốn đặt lại tên cho con sẽ phải mổ một con gà để mời thầy cúng về. Sau khi thầy đồng ý thì nghi lễ cúng sẽ được diễn ra suốt đêm hôm đó. Đặc biệt, trong nghi lễ sẽ mời già làng lấy 5 cái tên để dùng cho lễ cúng vào ngày hôm sau.

Bắt đầu từ tờ mờ sáng ngày thứ hai, gia đình sẽ mổ lợn, gà và chuẩn bị gạo làm cơm để mời dân làng đến chứng kiến. Khi dân làng đã đến đông đủ, nghi lễ sẽ bắt đầu. Trước hết là cúng “Tam đại” để mời ông bà tổ tiên 3 đời trước về dự lễ đặt lại tên chính thức cho bé trai. Sau đó, thầy cúng sẽ vo 5 tờ giấy có ghi những cái tên được lựa chọn trước đó cho lên sàng gạo và vừa khấn vừa sàng. Tờ giấy nào rơi ra đúng ba lần liên tiếp thì có nghĩa bé trai đã được tổ tiên cho dùng tên đấy. Việc sàng gạo để lấy tên như vậy không chỉ mang ý nghĩa ông bà, tổ tiên đã lựa chọn tên phù hợp với bé trai, mà còn mang theo ý nguyện mong tên đó sẽ giúp đứa bé mạnh khỏe, thông minh, nhanh nhẹn và cần cù, chịu khó.

Sau nghi thức đặt lại tên thì gia đình sẽ mang đồ ăn đã chuẩn bị mời anh em, dòng họ cùng bà con thôn làng quây quần trong gian chính của ngôi nhà để cùng chung vui. Đến cuối buổi, cũng là lúc anh em, họ hàng và mọi người đến tặng cho đứa trẻ một chút quà kèm theo những lời chúc may mắn.

Lễ đặt lại tên cho con trai của người Dao họ là nét độc đáo trong kho tàng văn hóa truyền thống dân tộc Dao, mang ý nghĩa nhân văn và là nét văn hóa truyền thống cần được gìn giữ, phát triển.

Theo Kiều Thu/LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.