Sa Pa: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Nói đến Sa Pa chúng ta nghĩ tới một địa danh du lịch nổi tiếng. Không chỉ là điểm đến tuyệt vời của du khách, khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây còn là thế mạnh trời phú cho phát  triển nông nghiệp. Đặc biệt là ưu thế về sản xuất rau, hoa cao cấp của xứ lạnh. Ðể khai thác hiệu quả tiềm năng này, Sa Pa đã bắt đầu triển khai ứng dụng công nghệ cao, đem lại bước đi đột phá cho nông nghiệp.

Mô hình trồng địa lan Sa Pa đem lại nguồn thu nhập hàng chục tỷ đồng cho các hộ nông dân.
 
Sa Pa cũng đã hình thành vùng trồng hoa với diện tích khoảng 100 ha. Trong đó, 45.000m2 diện tích nhà công nghệ để trồng rau, hoa và cây dược liệu. Diện tích này đang được mở rộng từ thị trấn Sa Pa sang khu vực các xã lân cận như Sa Pả, San Sả Hồ, Lao Chải và Tả Phìn. Giống hoa chủ lực có giá trị kinh tế cao đang được trồng tại đây là hoa hồng, cúc, ly, rum, tuy-lip, salem, địa lan,... Hoa cắt cành, sản lượng hoa thu hoạch 13,3 triệu bông; hoa phong lan, địa lan 85.000 chậu tại các xã Sa Pả, Tả Phìn và thị trấn Sa Pa, giá trị đạt trên 20 tỷ đồng/năm. Đặc biệt là giống địa lan Sa Pa đã tạo được thương hiệu trong cả nước. Xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể hoa địa lan Kiếm Hồng Hoàng Sa Pa. Chỉ tính riêng năm 2016, số lượng địa lan Trần Mộng của Sa Pa đưa ra thị trường Tết khoảng 8.000 chậu, đem lại thu nhập hàng chục tỷ đồng cho các hộ nông dân.
 
Năm 2015, tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ Lào Cai xây dựng 05 mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, gồm: 4.000m2 rau, 2000 cây hoa lan, 500 cây dâu tây tại xã Sa Pả, Tả Phìn và thị trấn Sa Pa, bước đầu cho kết quả tốt. Mô hình điểm sản xuất rau, hoa nhà kính, nhà lưới với diện tích 2.000m2, năng suất đạt 20 – 30 tấn/ha, doanh thu 300 – 400 triệu đồng/ha. Mô hình này đang được nhân rộng lên 6.850m2 tại Sa Pa. Mục tiêu đến năm 2020, Sa Pa hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 600 ha.
 
Về cây dược liệu, với khí hậu lạnh, trồng ở vùng núi cao, cây dược liệu trồng tại Sa Pa có dược chất rất cao. Sa Pa đang gắn phát triển cây dược liệu trở thành sản phẩm du lịch ẩm thực, du lịch chữa bệnh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế. Đây cũng là một trong những tiềm năng và cơ hội phát triển không chỉ cho ngành sản xuất dược liệu nói riêng mà cả ngành du lịch nói chung.
 
Sa Pa tạo điều kiện tốt nhất để các thành phần kinh tế đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào canh tác dược liệu. Huyện cũng có cơ chế khuyến khích việc bảo tồn các nguồn gen dược liệu đặc hữu, cây dược liệu bản địa giá trị cao và có nguy cơ tuyệt chủng.


Cây Atiso sinh trưởng và phát triển tốt tại Sa Pa.
 
Giống dược liệu quý hiện đang được Sa Pa tập trung mở rộng sản xuất thành các sản phẩm dược liệu tiềm năng như atisô, đẳng sâm, đỗ trọng, đương quy, mộc hương, tam thất, xuyên khung… trong đó, tập trung phát triển mạnh atisô, đương quy và đẳng sâm. Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2020, vùng sản xuất cây dược liệu tập trung sẽ là 100 ha, tiếp đó là 150 ha.
 
Mới đây, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết về xây dựng huyện Sa Pa phát triển toàn diện giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2030. Theo đó, tỉnh xác định xây dựng Sa Pa trở thành vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và sẽ đạt mục tiêu này vào năm 2020. Sa Pa sẽ dành 635 ha cho xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển du lịch. Sa Pa phấn đấu đưa giá trị kinh tế đạt 260 triệu đồng/ha, đến 2030 đạt 1 tỷ đồng/ha./.
Quang Cường

Tin Liên Quan

Tập trung cao độ, quyết liệt để phục hồi sản xuất nông, lâm nghiệp sau bão và mưa, lũ, sạt lở

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công điện 17/CĐ-UBND ngày 29/9/2024 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông lâm nghiệp sau bão và mưa, lũ, sạt lở.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra tiến độ thi công Dự án tái thiết xây dựng khu dân cư Làng Nủ

Chiều 29/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thi công Dự án tái thiết xây dựng khu dân cư Làng Nủ.

Bảo Thắng triển khai mô hình Thôn thông minh thực hiện chuyển đổi số

Năm 2023, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng được tỉnh lựa chọn thí điểm Mô hình chuyển đổi số cấp xã. Sau gần 2 năm triển khai, diện mạo nông thôn mới thông minh tại xã Gia Phú dần thay đổi, từng bước tạo nên mô hình xã thông minh, thôn thông minh, đem lại nhiều tiện ích cho người dân.

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...