Bước chuyển mới của y tế Lào Cai

Vài năm gần đây, người dân Lào Cai đã đặt trọn niềm tin vào những người “thầy thuốc như mẹ hiền”. Đó là sự ghi nhận to lớn của người dân đối với những nỗ lực mà ngành y tế tỉnh vượt qua trong suốt chặng đường dài, gian khó.

Chia sẻ cảm xúc của người làm trong ngành y tế từ những ngày đầu tái lập tỉnh và gắn bó trong suốt 25 năm qua, ông Nông Tiến Cương, Giám đốc Sở Y tế bộc bạch: Bước chuyển mình của ngành y tế Lào Cai trong thời gian qua nhận thấy rõ nhất trong 3 năm trở lại đây, khi trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra; người dân được chăm sóc, khám, chữa bệnh tận tình. Với phương châm “trong một nhà, một người không lây ra nhiều người; nhà nọ không lây sang nhà kia, thôn nọ không lây sang thôn kia…”  và coi trọng phòng bệnh ngay từ cấp hộ gia đình, ngành y tế tỉnh đã tạo bước đột phá trong công tác quản lý dịch bệnh.

Cán bộ y tế xã tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho bà con dân tộc thiểu số.

Hiện, hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh toàn tỉnh có 5 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện tuyến huyện, 36 phòng khám trực thuộc; 164 trạm y tế xã đủ điều kiện khám, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Thời gian qua, ngành y tế đã tập trung đầu tư trạm y tế, phòng khám, bệnh viện, trang -  thiết bị y tế theo danh mục; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho các tuyến. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đáp ứng được yêu cầu từ tuyến tỉnh đến cơ sở, số lần khám bệnh/người/năm tăng dần (hiện bình quân mỗi người dân Lào Cai được khám, chữa bệnh 3 lần/năm). Chất lượng khám bệnh, chẩn đoán, điều trị được nâng lên. Đối với tuyến huyện có trên 1.000 kỹ thuật vượt tuyến; tuyến tỉnh có trên 350 kỹ thuật vượt tuyến. Trong đó, thể hiện rõ nét nhất là các dịch vụ kỹ thuật cao được thực hiện tại các bệnh viện tuyến huyện như: Mổ nội soi tại huyện Bảo Thắng, huyện Bắc Hà; chạy thận nhân tạo tại huyện Si Ma Cai. Các bệnh viện tuyến tỉnh trở thành bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện Trung ương như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt - Đức (chuyên khoa ngoại, tim mạch, ung bướu); Bệnh viện Sản - Nhi là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Những kết quả đó xuất phát từ Đề án 1816 của Bộ Y tế triển khai trong nhiều năm qua. Theo đó, bệnh viện tuyến tỉnh tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn. Cùng với đó, bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh xuống hỗ trợ bệnh viện tuyến huyện nâng cao năng lực khám, chẩn đoán, điều trị theo mô thức “cầm tay chỉ việc”; các bệnh viện tuyến huyện xuống trạm y tế xã tập huấn cho cán bộ y tế xã, y tá thôn, bản… Thông qua đó, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến xã dần được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác khám, chữa bệnh, góp phần hạn chế tình trạng chuyển tuyến, giảm áp lực cho các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên.

Một sự thay đổi đáng ghi nhận khác của ngành y tế tỉnh trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân là việc lấy lại niềm tin của người bệnh và người nhà bệnh nhân sau khi thực hiện Cuộc vận động “Thay đổi thái độ phong cách phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh những “con sâu làm rầu nồi canh” trong ngành y, kiên quyết kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, khả năng chuyên môn; thay đổi phong cách phục vụ, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.  

Lĩnh vực y tế dự phòng cũng được ngành đặc biệt chú trọng, bởi Lào Cai là một tỉnh có lượng khách du lịch đến khá đông, số lượng hàng hóa trao đổi qua các cửa khẩu nhiều, vệ sinh môi trường nông thôn vùng cao còn hạn chế… tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh lưu hành tại địa phương. Đối mặt với những khó khăn, thách thức đó, ngành y tế tỉnh đã tập trung nâng cao năng lực cho toàn bộ hệ thống y tế dự phòng từ tỉnh, huyện, xã đến thôn, bản. Ngành y tế tỉnh đã thực hiện đưa các trạm y tế xã trở thành hệ thống “chân rết”, nối dài cánh tay đến cơ sở để có đủ điều kiện, năng lực phát hiện, xử lý dịch bệnh. Đồng thời, trạm y tế xã cũng là nơi trực tiếp tiếp nhận phản ánh của người dân về các chính sách có liên quan đến lĩnh vực y tế, tham mưu cho ngành trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xử lý dịch bệnh ngay từ cơ sở.   

Không chỉ ông Nông Tiến Cương, mà rất nhiều cán bộ, y bác sỹ đã và đang công tác trong ngành y tế tỉnh chắc sẽ khó quên những kỷ niệm về thời gian đi “đánh” dịch. Nhắc đến câu chuyện của những năm trước, Giám đốc Sở Y tế Nông Tiến Cương vẫn nhớ như in từng mốc thời gian tham gia dập dịch ở cơ sở: Những năm 1991 - 1992, khi mới chia tách tỉnh, dịch lỵ trực tràng xuất hiện và lan rộng trên địa bàn xã Sảng Ma Sáo (Bát Xát). Khi ấy, người dân tộc thiểu số “cắm lá” không cho cán bộ y tế vào nhà, không đưa người nhà đến khám, điều trị bệnh, làm cho dịch bệnh lây lan toàn xã và cướp đi hơn 100 mạng người. Dịch bệnh này tiếp tục xảy ra vào năm 2010 tại xã A Mú Sung (Bát Xát) khiến ngành y tế phải huy động cả hệ thống cùng vào cuộc, tỉnh tăng cường thêm lực lượng quân y, tiêu tốn hơn 1 tỷ đồng. Sau những bài học “dập dịch” đó, ngành y tế tỉnh đã rút kinh nghiệm trên cơ sở tăng cường nhân viên y tế thôn, bản, phát hiện sớm và khống chế, quản lý dịch bệnh ngay từ cấp hộ gia đình, bởi chỉ có những cán bộ y tế cơ sở mới thấu hiểu địa bàn và cách xử lý sao cho hiệu quả.

25 năm nhìn lại, ngành y tế tỉnh đã có bước phát triển dài, cho thấy những bước chuyển mình vượt bậc của tỉnh vùng cao, biên giới. Từ một địa phương có 45 xã chưa có trạm y tế, 15 xã “trắng” về y tế, đến nay mạng lưới y tế đã phủ kín tới tận thôn, bản. Hiện, với gần 1.000 cán bộ, nhân viên y tế, toàn tỉnh còn có 1.750 y tá thôn, bản. Hệ thống trang - thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sỹ, y tá, nhân viên y tế từng bước nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, y đức, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân./.

Theo Thanh Cường/LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.