Những sắc màu thổ cẩm

Những phiên chợ vùng cao hay những điểm du lịch cộng đồng ở Lào Cai luôn níu chân du khách thập phương bởi sự đa sắc màu thổ cẩm. Nét đẹp văn hóa truyền thống ấy được đồng bào người Mông, Dao… chú trọng gìn giữ, phát huy.
 
Đối với người dân tộc thiểu số vùng cao, thổ cẩm có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần. Nó vừa để trang trí, tô điểm vừa là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai gái. 
 

Ngoài váy áo truyền thống, thổ cẩm của các đồng bào Mông, Dao… hiện còn có đủ kiểu dáng và phong phú như: Mũ, khăn, ví, túi xách, gối… với hoa văn tinh tế muôn hình. Hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây, cỏ, hoa, lá, chim muông… gây sự tò mò, hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn khách du lịch nước ngoài khi đến Lào Cai. Tất cả những sản phẩm thổ cẩm ấy đều do bàn tay khéo léo, tài hoa của chị em người Mông, Dao… làm nên.

Các sản phẩm hàng hóa làm ra được đồng bào “xuất khẩu tại chỗ” bằng cách bán trực tiếp cho khách, hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp cho các quầy thổ cẩm ở các chợ vùng cao trong tỉnh, các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại thị trấn Sa Pa, Bắc Hà... Đặc biệt, thổ cẩm đồng bào Mông, Dao (Sa Pa) còn được xuất khẩu sang thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Đan Mạch…
 

Đến Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai… du khách có thể bắt gặp hình ảnh chị em phụ nữ, thậm chí những em nhỏ tranh thủ, thêu ở bất cứ đâu. Chị Tẩn Tả Mẩy, dân tộc Dao, thôn Xả Séng, xã Tả Phìn cho biết: Hằng năm, trừ những ngày ra đồng ruộng, chị em lại tranh thủ thêu quần, áo, váy hay mũ, túi thổ cẩm để bán cho khách du lịch. Đây là công việc giúp gia đình chị có thu nhập, thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Để giữ gìn nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, Dao… Lào Cai đã và đang triển khai nhiều chương trình dự án bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc, nổi bật là nghề thêu, dệt thổ cẩm.
 

Đến Lào Cai ngắm những thiếu nữ dân tộc Mông, Dao… ngồi thêu thổ cẩm cũng đem lại cho khách du lịch những cảm nhận thú vị về con người và sinh hoạt của đồng bào nơi đây./.
(Theo báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.