Mường Vi: Lúa Séng cù thu hoạch không đủ bán

Xã Mường Vi, Bát Xát, vựa lúa Séng cù lớn của tỉnh đang vào mùa thu hoạch. Trên khắp các cánh đồng trong xã tấp nập không khí ngày mùa. Không những vậy, rất đông tư thương thu mua thóc lúa cũng đang thỏa thuận với bà con về giá cả lúa tươi. Lúa séng cù Mường Vi thu hoạch đến đâu, tư thương đặt mua đến đấy.
Thu hoạch lúa Séng cù ở Mường Vi.

Con đường bê tông nội đồng dẫn vào những ruộng lúa vàng óng của hai thôn Đông Căm và Lâm Tiến thơm dịu mùi lúa. Những ruộng lúa này được tắm mát bởi nguồn nước của con suối Mường Vi chảy từ núi đá quanh năm trong vắt, mát lành nên hạt gạo Séng cù ở đây dẻo thơm thuộc hàng đệ nhất. Có tới 95% diện tích lúa ở Mường Vi được nông dân gieo cấy bằng giống lúa Séng cù đặc sản nức tiếng trên thị trường.

Gia đình ông Đỗ Minh Dũng đã thu hoạch xong diện tích hơn 6 sào lúa Séng cù và được hơn 1 tấn lúa phơi khô. Lượng lúa này ngay lập tức được tư thương đặt mua với giá 14.000 đồng/kg. Nhiều năm trở lại đây, nông dân Mường Vi không phải lo đầu ra cho hạt lúa bởi thu hoạch đến đâu, đã có người đặt mua đến đấy. Thậm chí khi lúa vừa vào hạt đã có tư thương vào tận ruộng nhận phần. Ông Dũng cho biết: Giá lúa Séng cù năm nào cũng ổn định nên người nông dân như chúng tôi không phải lo lắng nhiều, có năm nhà tôi còn không để lại được cân lúa nào cho gia đình dùng vì có người đặt mua hết. Sau khi thu hoạch xong, ngay lập tức gia đình ông Dũng lại bắt tay vào làm đất, chuẩn bị giống cho vụ mùa tiếp theo.

Cách thửa ruộng nhà ông Dũng không xa là ruộng nhà chị Nguyễn Thị Liên, chị đang cùng họ hàng đang hối hả gặt những bông lúa nặng hạt trước khi mặt trời lên cao. Đang gặt, chị Liên phải nghỉ tay vì có người mua lúa; sau một hồi suy nghĩ, chị Liên quyết định bán thóc khi còn tươi với giá 11.000 đồng/kg. Chị Liên bảo bán thóc tươi đỡ mất công phơi khô, cứ sang tay luôn cho đỡ mệt. Khi gặt xong, tuốt lúa ra hạt thóc là tư thương trả tiền luôn. Được biết, nhờ cấy lúa Séng cù đặc sản mà kinh tế gia đình chị Liên khá lên trông thấy.

Ở Mường Vi,  một vài gia đình có vốn đã thu muac lúa của nông dân mở cơ sở xay xát gạo để cung cấp cho thị trường thành phố Lào Cai và một số vùng lân cận. Ở những cơ sở này khi vào đầu vụ thu hoạch lúa luôn đầy kho nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó là không còn gạo để bán. Chị Trần Thị Hường chủ cơ sở xay xát ở Mường Vi cho biết: Gạo mới luôn được tiêu thụ nhanh vì chất lượng thơm, ngon. Năm nay, giá thu mua vẫn ổn định mặc dù thấp hơn vụ xuân năm trước một chút. Các cơ sở xay xát chính là cầu nối giữa nông dân và thị trường, họ thu mua lúa của nông dân rồi cung cấp ra thị trường nên mọi diễn biến của thị trường đều được các cơ sở này nắm bắt.

Vụ xuân năm 2016, xã Mường Vi gieo cấy 150 ha lúa, trong đó 95% là giống lúa séng cù chất lượng cao. Năng suất lúa vụ xuân ổn định, tăng 2 tạ/ha so với vụ xuân năm 2015, đạt 60 tạ/ ha. Vụ xuân năm nay, mọi yếu tố thời tiết, khí hậu đều thuận lợi đối với nông dân Mường Vi. Bà con ở đây có kinh nghiệm nhiều năm canh tác lúa séng cù nên có phương pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

Anh Trần Kiều Hưng, Chủ tịch UBND xã Mường Vi cho biết: Lúa Mường Vi vụ xuân được mùa, giá cả ổn định, sản lượng ước đạt 900 tấn. Lúa Séng cù Mường Vi vài năm trở lại đây tiêu thụ khá tốt, năm 2016 được cho là tiêu thụ tốt nhất trong những năm gần đây. Đến nay, sản xuất lúa ở Mường Vi đã mang tính hàng hóa, có thương hiệu trên thị trường.

Để bảo đảm chất lượng thóc Séng cù Mường Vi, chính quyền xã khuyến khích nông dân sản xuất tập trung một loại giống để tránh lai tạp lúa đặc sản với các giống khác. Do đó, chất lượng gạo Séng cù Mường Vi ngày càng được nâng lên, trở thành sản phẩm nông nghiệp được người tiêu dùng ưa chuộng./.

Theo Vân Thảo/LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.