Lào Cai dành gần 12 tỷ đồng hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

Nhằm nâng cao nhận thức về bảo hộ sở hữu trí tuệ cho người sản xuất và doanh nghiệp, Lào Cai đã triển khai dự án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2015. Qua việc triển khai dự án đã nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa của người sản xuất và doanh nghiệp địa phương góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay, Lào Cai đã có 163 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng về sở hữu công nghiệp. Trong đó chủ yếu là nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm nông lâm nghiệp của địa phương, như: rượu San Lùng, tương ớt Mường Khương, gạo Séng Cù Mường Khương, su su Sa Pa, Mận Bắc Hà, chè Shan Dền Sáng, chè dây Sa Pa, các giống lúa LC25, LC212, LC 270,...


Sản phẩm Tương ớt Mường Khương đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Hỗ trợ bảo hộ và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho 14 sản phẩm đặc hữu của tỉnh. Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ trên thị trường đã được đông đảo khách hàng quan tâm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh.

Các sản phẩm hàng hóa được hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu đã tạo động lực cho chính quyền, người dân trong việc mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đồng thời, giá trị sản phẩm trên thị trường được nâng cao, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Điển hình như sản phẩm bưởi Múc trước khi có nhãn hiệu chỉ bán với giá trung bình 30.000 đồng/quả, sau khi có nhãn hiệu đã có giá bán lên 60.000 đồng/quả. Sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón của huyện Văn Bàn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là cơ sở để bảo tồn giống gạo nếp quý; sản phẩm đã được quảng bá rộng rãi tới người tiêu dùng, đồng thời mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao giá thành sản phẩm.

Ngoài việc có thể đem lại giá trị về kinh tế, việc hỗ trợ bảo hộ sản phẩm còn giúp ngăn chặn được hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, đảm bảo được quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy công cuộc hội nhập về kinh tế hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Lào Cai là tỉnh có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho phát triển các loại sản phẩm nông nghiệp đặc hữu. Trên địa bàn tỉnh hiện nay, có rất nhiều các loại sản phẩm nông sản đặc hữu có tiềm năng cần được hỗ trợ xác lập bảo hộ như Nấm hương Sa Pa, dược liệu Bắc Hà, Thanh Long ruột đỏ Bảo Yên,...

Trong giai đoạn 2016-2020, Lào Cai dành 11,7 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Đồng thời đạt ra mục tiêu phấn đấu số lượng nhãn hiệu được bảo hộ đối với các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tỉnh tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2011-2015. Có ít nhất 70% người sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức về hoạt động Sở hữu trí tuệ thông qua chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Để đạt được mục tiêu đó, Lào Cai đã đưa ra các biện pháp thiết thực như: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ; hướng dẫn thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, hàng hóa địa phương; tuyên truyền các vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm, chuyển giao tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ... nhằm mang lại cái nhìn tổng quan, sâu rộng hơn cho người dân về sở hữu trí tuệ, thực thi các quyền sở hữu trí tuệ. Tôn vinh, quảng bá các thương hiệu mạnh đã được bảo hộ và các sản phẩm đặc sản có tiềm năng, lợi thế của các địa phương, làng nghề trong tỉnh. Tranh thủ nguồn tài chính hỗ trợ của Trung ương thông qua chương trình chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ và nguồn kinh phí địa phương để triển khai thực hiện các nội dung của dự án. Hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và phát triển nhãn nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc hữu có tiềm năng của địa phương. Xây dựng, áp dụng các quy trình quản lý, kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao giá trị tài sản trí tuệ./.

Lâm Tú

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.