Sa Pa đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

Thời gian qua, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được huyện Sa Pa triển khai rộng khắp và được đồng bào các dân tộc trên địa bàn hưởng ứng.

Đến nay, toàn huyện có 67% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 82% thôn, bản, tổ dân phố được công nhân danh hiệu “Thôn, bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. Huyện Sa Pa có 62% số thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa; 47 đội văn nghệ xã, thị trấn, thôn, bản, doanh nghiệp du lịch; duy trì 5 cụm lễ hội dân gian truyền thống.

Giữ gìn bản sắc không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn trở thành sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn ở Sa Pa.

Năm 2016, huyện Sa Pa phấn đấu xây mới, nâng cấp từ 7 - 10 nhà văn hóa thôn; tiếp tục tăng thêm số lượng gia đình, thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa. Đẩy mạnh các phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học. Phát huy vai trò tự quản cộng đồng, phấn đấu giữ vững danh hiệu khu dân cư tiên tiến, làng văn hóa, khu phố văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Duy trì, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các lễ hội, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào: “Người tốt việc tốt”, “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Gia đình văn hóa sức khỏe”, “Làng văn hóa sức khỏe”… tạo cho đồng bào các dân tộc thiểu số có tinh thần tự giác, tích cực tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh gia đình, vệ sinh công cộng, làm chuồng nuôi nhốt gia súc…

Ông Vũ Hùng Dũng, Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cho biết: Để xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc, huyện Sa Pa đã tổ chức ký cam kết thi đua giữa các xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện ngay từ những tháng đầu năm 2016, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”…

Theo Thanh Cường/LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.