Vai trò của Hội Cựu Chiến binh Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày môi trường Thế giới năm 2016, sáng 04/6 tại Trung tâm hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức Hội thảo “Vai trò của Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam”.

Quang cảnh Hội thảo

 
Dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nguyễn Văn Đạo - Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam, Đàm Hữu Đắc -Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Nguyễn Thế Đồng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Nguyễn Thành Sinh - Giám đốc Sở TN&MT Lào Cai.
 
Tham dự hội thảo còn có gần 200 khách mời là đại diện các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; Hội Cựu Chiến binh các tỉnh phía Bắc, lãnh đạo các cơ quan của Tổng cục Môi trường, Bộ NN&PTNT và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Lào Cai, Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn của tỉnh,... 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Trung tướng Nguyễn Văn Đạo - Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam nhấn mạnh: Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của dân tộc và của nhân loại. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch,đẹp, phòng ngừa hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi, cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đáp ứng nhu cầu hiện tại, không tổn hại đến thế hệ tương lai. Bảo tồn thiên nhiên là nhiệm vụ khẩn thiết, là tiếng nói chung của các cấp, ngành và của toàn xã hội, gắn với phát triển kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước. Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa lịch sử trình độ phát triển kinh tế đất nước.

Hiện nay, giống cây trồng, giống vật nuôi, đa dạng sinh học của Việt Nam đang đối mặt với sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đất đai bị sói mòn; lũ lụt, hạn hán,… nạn buôn bán  động vật hoang dã khá phổ biến; đo thị hóa nhanh, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên,… Hội thảo lần này nhằm hưởng ứng thông điệp mới của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc năm 2016 “Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta” đồng thời nghiên cứu tham luận của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm tại Việt Nam.
 

Ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trương cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học, Việt Nam đã tích cực tham gia và thực hiện các Công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học như: Công ước Đa dạng sinh học, Công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng,...

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều hành động để đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học; nhiều chính sách, văn bản quan trọng của Đảng, Chính phủ được Quốc hôi ban hành và tổ chức triển khai thực hiện, bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống bản tồn được thiết lập và góp phần bảo vệ hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước giá trị và điển hình của Việt Nam. Hệ thống quản lý nhà nước về đa dạng sinh học được hình thành và ngày càng phát triển. Nhiều mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời gian tới, đa dạng sinh học cần phải nhận được sự quan tâm, ủng hộ và sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đặc biệt, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong các hoạt động xây dựng, tuyên truyền, giám sát thực thi pháp luật, sẽ góp phần thay đổi nhận thức, hành vi, khuyến khích người dân và toàn xã hội tham gia bảo vệ các loài động vật hoang dã, không sử dụng, tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép. Đồng chí cũng mong rằng, các nhiệm vụ này không chỉ các cấp ngành mà sẽ được Hội Cựu chiến binh Việt Nam cũng như đông đảo người dân quan tâm, thúc đẩy thực hiện.

Tại hội thảo đã có rất nhiều tham luận của các ngành, Hội cựu chiến binh các tỉnh tham gia trình bày về công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn, gìn giữ đa dạng sinh học của Việt Nam, hướng tới việc khai thác, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, góp phần đưa hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia xanh, môi trường xanh đến bạn bè quốc tế. Điển hình như: “Tổng quan về bảo tồn đa dạng sinh học và Bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm tại Việt Nam” của ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Bảo tồn loài, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học; “Vai trò của CCB trong bảo tồn đa dạng sinh học và Bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm tại Việt Nam” của ông Vũ Ngọc Bình, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; “Người cao tuổi tham gia bảo vệ môi trường đa dạng sinh học”  của ông Đàm Trọng Loan, Hội người cao tuổi Việt Nam; Ông Lý Phù Sinh, Hội cựu chiến binh tỉnh Lào Cai đã tham gia trình bày tham luận “Làm giàu trên đất đồi rừng”. Đây là mô hình nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng tái sinh của Lâm trường Văn Bàn đã giúp gia đình ông thoát nghèo, đồng thời góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc;….
 
Thông qua thảo, đã có một số nội dung quan trọng và đề xuất thúc đẩy các hoạt động trong thời gian tới như: Nghiên cứu để đưa nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan nhằm lồng ghép, lan tỏa thông điệp về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm; tích cực tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật hoang dã, khuyến khích cộng đồng không buôn bán, sử dụng các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã nguy cấp./.


Lâm Tú

Tin Liên Quan

Tập trung cao độ, quyết liệt để phục hồi sản xuất nông, lâm nghiệp sau bão và mưa, lũ, sạt lở

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công điện 17/CĐ-UBND ngày 29/9/2024 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông lâm nghiệp sau bão và mưa, lũ, sạt lở.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra tiến độ thi công Dự án tái thiết xây dựng khu dân cư Làng Nủ

Chiều 29/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thi công Dự án tái thiết xây dựng khu dân cư Làng Nủ.

Bảo Thắng triển khai mô hình Thôn thông minh thực hiện chuyển đổi số

Năm 2023, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng được tỉnh lựa chọn thí điểm Mô hình chuyển đổi số cấp xã. Sau gần 2 năm triển khai, diện mạo nông thôn mới thông minh tại xã Gia Phú dần thay đổi, từng bước tạo nên mô hình xã thông minh, thôn thông minh, đem lại nhiều tiện ích cho người dân.

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...