Hội nghị Cấp cao kiểm điểm giữa kỳ Chương trình hành động Ít-xtan-bun

Từ ngày 27-29/5/2016, tại thành phố An-ta-li-a, Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra Hội nghị Cấp cao kiểm điểm giữa kỳ Chương trình hành động Ít-xtan-bun (2011-2020) đối với các nước kém phát triển nhất (LDC).

 

 
Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Nga 

Phát biểu tại phiên toàn thể và các phiên tọa đàm bàn tròn cấp cao

Hội nghị do Liên hợp quốc phối hợp với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức với sự tham dự của hơn 2000 đại biểu, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của các nước LDC, đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, giới học giả, doanh nghiệp...

Với chủ đề: “Hợp tác nhằm thay đổi toàn diện trong LDC”, Hội nghị đã kiểm điểm việc thực hiện Chương trình hành động Ít-xtan-bun trong 5 năm qua và biện pháp thúc đẩy thực hiện đầy đủ, hiệu quả và đúng thời hạn Chương trình hành động này trong bối cảnh Liên hợp quốc đạt được những thỏa thuận quan trọng năm 2015 như Khuôn khổ giảm nhẹ rủi ro thiên tai Sen-đai 2015-2030, Chương trình hành động Át-đi-xơ A-ba-ba, Chương trình hành động phát triển bền vững 2030 và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu.

Hội nghị ghi nhận nỗ lực và thành tựu của các nước LDC, song bày tỏ quan ngại trước những thách thức mà các nước LDC đang phải đối mặt như đói nghèo, bất bình đẳng, quản trị yếu, thương mại đình trệ, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột.… Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố Chính trị”, khẳng định quyết tâm của cộng đồng quốc tế hỗ trợ các nước LDC đạt mục tiêu  50% thành viên ra khỏi danh sách LDC vào năm 2020, và đưa ra các giải pháp tổng thể trên nhiều lĩnh vực như: Nâng cao năng lực sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng và năng lượng, nông nghiệp, an ninh lương thực và phát triển nông thôn, thương mại và đầu tư, quản trị tốt, phát triển con người và xã hội, thanh thiếu niên, bình đẳng giới, tài chính cho phát triển, khoa học, công nghệ và sáng chế, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên tai, cam kết vận hành Ngân hàng Công nghệ dành cho các nước LDC vào năm 2017, trụ sở đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát biểu tại phiên toàn thể và các phiên tọa đàm bàn tròn cấp cao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Nga đã nhấn mạnh vai trò tự chủ của quốc gia trong phát triển đất nước, giới thiệu một số kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Trưởng đoàn ta kêu gọi các nước phát triển tăng cường trợ giúp các nước LDC thông qua viện trợ phát triển ODA, dỡ bỏ các rào cản thương mại, xây dựng nguồn lực con người và công nghệ. Trưởng đoàn ta khẳng định Việt Nam rất chú trọng thúc đẩy hợp tác Nam-Nam, thể hiện qua kết quả tích cực của các dự án hợp tác ba bên trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam với một số nước Châu Phi và đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại một số nước LDC trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước LDC thực hiện Chương trình hành động Ít-xtan-bun và Chương trình hành động phát triển bền vững 2030./.

 

Theo Minh Anh/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.