Giỗ Tổ Hùng Vương – Ngày quy tụ con Rồng, cháu Lạc

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là ngày lễ lớn, trọng đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Ngày Giỗ Tổ được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì (Phú Thọ).
Lễ dâng hương tại Đền Hùng năm 1904
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ rất lâu đã được coi như một trong những ngày Quốc lễ của toàn thể các dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời xa xưa, các triều đại phong kiến đã nối tiếp nhau long trọng tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Bản ngọc phả năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông còn lưu tại Đền Hùng đã cho biết: “...Từ thời các triều Nhà Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần… đến triều đại Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”. Sau Cách mạng tháng Tám, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL - CTN cho công chức nghỉ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương. Năm 1969, trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu: Từ lòng biết ơn đến sự tôn kính các thế hệ tiền nhân và tổ tiên gia đình, dòng họ, dân tộc ta đã phát triển hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần thành một đạo lý và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, là tín ngưỡng và phụng thờ một Tổ tiên chung của toàn dân tộc - các Vua Hùng. Vì lẽ đó, thờ cúng Hùng Vương đã và đang có sức lan tỏa mãnh liệt, trở thành chất keo bền chặt gắn nghĩa đồng bào.

 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu khai mạc
 Lễ hội Đền Hùng 2013
 
Ngày 2/4/2007, Nhà nước ta đã phê chuẩn Điều 73 của Luật Lao động, cho người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày Quốc lễ, mang đậm truyền thống đạo lý của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng có sức sống bền bỉ, vượt qua rào cản của các triều đại phong kiến, vượt lên trên sự khác biệt của các chế độ xã hội và sự khác biệt tôn giáo, vượt qua cả thời Bắc thuộc, vượt qua tất cả các thử thách trong lịch sử để có được biểu tượng cội nguồn duy nhất. Đó cũng là triết lý căn bản để tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng giữ vai trò trung tâm, đoàn kết tập hợp tất cả các thành phần, dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, hình thành một quốc gia thống nhất và mãi mãi trường tồn.

Ngày 6/12/2012, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Phát biểu tại Lễ đón nhận Bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” và khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2013 vào tối 13/4/2013 tại Trung tâm Lễ hội - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm nay, nhân dân ta có thêm niềm vui, niềm vinh dự, tự hào to lớn là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của nhân dân ta được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; lòng biết ơn, tôn kính đối với tổ tiên, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta được công nhận là di sản có giá trị mang tính toàn cầu, là sự đóng góp của dân tộc ta vào sự phong phú, đa dạng văn hóa của nhân loại”. Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng khẳng định: Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng vẫn được bền bỉ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của cả dân tộc. Đây chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, trường tồn và không ngừng phát triển.


 Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL Hoàng Tuấn Anh trao bằng UNESCO công nhận
"Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ.

Là người Việt Nam, ai ai cũng biết câu ca:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
.
 
Câu ca đã nói lên tâm tư, tình cảm của mỗi người con dân nước Việt, dù đi đâu, làm gì, ngay trên đất mẹ hay ở xa Tổ quốc, hàng năm cứ đến ngày Giỗ Tổ đều mong muốn hành hương về Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước để được đắm mình trong bầu không khí trang nghiêm, linh thiêng, thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, ôn lại truyền thống hào hùng trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm đã là ngày quy tụ “con Lạc, cháu Hồng” khắp xa gần. 

 

Đông đảo nhân dân tham dự Lễ hội Đền Hùng 2013. 

Nhớ lại ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, gặp mặt và giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô, Người đã căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác, ngày nay, chúng ta càng quyết tâm phấn đấu nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực học tập, lao động sản xuất, phấn đấu cống hiến công sức, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...