Đâu là điểm nhấn của Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản?

Trong hai ngày 26 và 27/5, tại Ise-Shima, tỉnh Mie (Nhật Bản), lãnh đạo các quốc gia công nghiệp phát triển (G7) và G7 mở rộng đã nhóm họp. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế toàn cầu tiếp tục trì trệ, các vấn đề an ninh, biến đổi khí hậu… đang đặt ra những thách thức lớn.


Các nhà lãnh đạo G7 thảo luận về những vấn đề nóng ở Ise Shima. (Ảnh: Reuters)

Trong tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí cao với việc tiếp tục đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế thế giới. Nhận thức rằng sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang tiếp tục, song vẫn tiềm tàng nhiều rủi ro, G7 có trách nhiệm nỗ lực hơn nữa, đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm giải quyết những vấn đề đang tồn tại, tránh để nền kinh tế rơi vào một nguy cơ suy thoái mới.

Giải pháp kinh tế toàn cầu là trọng tâm

Các chủ đề chính được hội nghị thảo luận bao gồm: Kinh tế toàn cầu, thương mại, năng lượng; các nỗ lực hợp tác nhằm giải quyết tình trạng tham nhũng, chính sách đối ngoại; tăng cường năng lực và vai trò của nữ giới; an ninh mạng, hàng hải và biến đổi khí hậu…

Giải pháp kinh tế, tài chính được G7 đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên, sự đồng thuận vẫn còn nhiều khó khăn do quan điểm khác biệt nhau liên quan đến gia tăng chi tiêu công hay tiết kiệm. Trong khi Mỹ, Nhật Bản muốn tăng cường chi ngân sách để kích cầu, nhưng Đức, Anh lại nhấn mạnh giải pháp tiết kiệm để tránh khủng hoảng nợ công kéo dài.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đề xuất với các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh G7 nên đầu tư vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng hơn là tập trung vào cắt giảm chi tiêu công.

Trước lời kêu gọi của Nhật Bản và Mỹ về việc tăng cường áp dụng chính sách tài chính nhằm kích cầu nền kinh tế, thì cả Đức và Anh cho đến nay vẫn thận trọng với ý tưởng tăng chi tiêu công và cảnh báo rủi ro khi quá lạm dụng chính sách nới lỏng tiền tệ.

Giới phân tích cho rằng, cuộc trưng cầu ý dân tại Anh vào ngày 23/6 tới về vấn đề đi hay ở lại EU (Brexit) cũng là vấn đề nổi bật trong chương trình nghị sự. Các nhà kinh tế cảnh báo Brexit có thể sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới.

Giới quan sát cho rằng, Bắc Kinh đã bị phê phán mạnh bởi hoạt động sản xuất thép. Trước đó, nước Anh đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc giảm lượng thép nước này sản xuất để cứu lấy ngành công nghiệp thép thế giới. Mặt khác, việc đồng NDT của Trung Quốc ngày càng giảm giá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính toàn cầu.

Để thực hiện được mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trách nhiệm và sự minh bạch sẽ là những nguyên tắc cốt lõi của G7 để duy trì sự tin cậy và hiệu quả của các quyết định do lãnh đạo các nước ban hành.

Khi kết thúc hội nghị, trong tuyên bố chung, lãnh đạo các nước G7 nhấn mạnh rằng, cần phải tăng cường liên kết nhằm thực hiện một cách linh hoạt các chiến lược tài chính, xúc tiến mạnh mẽ các chính sách cải cách kinh tế.

An ninh được đặc biệt coi trọng

Theo giới quan sát, các nhà lãnh đạo G7 cũng chú trọng nội dung về chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan bạo lực, cuộc khủng hoảng nhập cư, tình hình Trung Đông, Bán đảo Triều Tiên, khủng hoảng Ukraine và an ninh hàng hải ở Biển Đông, Hoa Đông.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đặc biệt quan tâm đến chủ đề an ninh sau loạt vụ đánh bom khủng bố đẫm máu tại Pháp hồi năm ngoái. Ngoài ra, Hội nghị còn thảo luận các vấn đề đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU) của Anh.

Hội nghị G7 mở rộng với chủ đề “Ổn định và Thịnh vượng tại châu Á” có lãnh đạo các tổ chức quốc tế và một số quốc gia tham dự gồm: Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde, Chủ tịch WB Jim Yong Kim, Tổng Thư ký OECD Angel Gurria, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao; lãnh đạo các nước Việt Nam, Chad, Indonesia, Sri Lanka, Bangladesh, Papua New Guinea, Lào.

Tại Hội nghị G7 mở rộng với 7 nước Đông Nam Á và châu Phi đã được tiến hành và tập trung thảo luận 3 vấn đề lớn là đầu tư hạ tầng chất lượng cao, sức khỏe và phụ nữ nhằm thúc đẩy tăng trưởng của các nước mới nổi, các nước đang phát triển của khu vực.

Hội nghị đã thảo luận các thách thức phát triển mà châu Phi đang phải đối mặt, các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt tập trung vào hai lĩnh vực cải thiện y tế, tăng cường năng lực và vai trò của nữ giới.

An ninh Biển Đông cũng là chủ đề dược đặc biệt coi trọng. Nhật Bản và Mỹ muốn tìm kiếm sự ủng hộ trong vấn đề phản đối hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông. Nhật Bản chủ trương nhấn mạnh tới vai trò và tầm quan trọng của các quy định pháp luật và tìm kiếm các giải pháp hòa bình để giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản xác định, trong khuôn khổ Hội nghị G7 mở rộng đã nêu vấn đề xây dựng “Vùng biển tự do và ổn định,” trong đó bao gồm cả Biển Đông, là một trong những biện pháp cần thiết đưa khu vực tăng trưởng thịnh vượng.

Theo Noriyuki Kawamura, giáo sư nghiên cứu đối ngoại tại Đại học Nagoya, quan hệ Nhật – Trung đã trở nên xấu “Trung Quốc sẽ vô cùng khó chịu nếu Nhật Bản tiên phong khơi mào cuộc thảo luận của G7 nhắm vào nước này. Quan hệ hai nước mới chỉ bắt đầu được cải thiện từ năm ngoái, và hội nghị này có thể sẽ tạo ra hiệu ứng tiêu cực”.

Như vậy, trong bối cảnh an ninh toàn cầu (theo nghĩa rộng) đang bất ổn, nhiều yếu tố thuận, nghịch đan xen, các nhà lãnh đạo G7 và G7 mở rộng đã có những bàn thảo tập trung vào những chủ đề nóng và tìm kiếm những giảp pháp về kinh tế, tài chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tháo gỡ những khó khăn về an ninh, nhất là các điểm nóng ở Trung Đông và an ninh hàng hải ở Biển Đông, biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu và dư luận cho rằng, hiệu quả thực sự của các quyết định mà Hội nghị thượng đỉnh G7 đưa ra vẫn còn đang ở phía trước./.

Theo Nguyễn Nhâm/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.