Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - yếu tố quan trọng trong Đề án tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa. Phát huy những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2016-2020, Lào Cai đã dành gần 192 tỷ đồng để thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trong giai đoạn 2010-2015, Lào Cai đã gặt hái được một số kết quả đáng khích lệ trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp như: tạo được 01 giống lúa kháng bệnh bạc lá và sản xuất hạt lai F1 cho 03 giống lúa: LC 25, LC 212, LC 270. Đặc biệt, giống lúa lai ba dòng LC25 do Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Lào Cai hợp tác với viện nghiên cứu trong nước và Quốc tế chọn tạo là 1 trong 6 giống lúa được được trao giải bông lúa vàng Việt nam lần thứ nhất năm 2012. Hiện nay giống lúa lai LC25 đã và đang được gieo cấy tại các tỉnh thuộc Phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hằng năm, Lào Cai đã tổ chức sản xuất được trên 700 tấn giống lúa để cung cấp ra thị trường. Bên cạnh đó, một công nghệ cũng được Lào Cai áp dụng thành công đó là công nghệ khí canh, nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất giống khoai tây sạch bệnh cho 05 giống khoai tây và mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng trên 500 tấn giống khoai tây sạch bệnh.


Mô hình trồng khoai tây công nghệ khí canh

Lào Cai đã tích cực phối hợp với các tỉnh, thành trong cả nước nhằm phát triển nông nghiệp. Điển hình như việc phối hợp với tỉnh Lâm Đồng xây dựng một số mô hình điểm sử dụng các loại giống rau, hoa có năng suất, chất lượng cao tại hai huyện Sa Pa, Bắc Hà. Một số loại rau như: Xà lách xanh, xà lách tím, cải thảo, bắp cải xanh, bắp cải tím, cà chua được đưa vào trồng thí điểm trong hệ thống “nhà kính” (bao phủ ni-lông) năng suất đạt 20-25 tấn/ha cao gấp 2-3 lần so với canh tác truyền thống. Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh thử nghiệm mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. Sau 2,5 tháng trồng, mô hình 500 m2 đã cho thu hoạch 1,5 tấn dưa, bán với giá 21.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được chiếm 50% tổng nguồn thu từ bán dưa.

Những mô hình kể trên là một phần trong nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công cao đã được Lào Cai triển khai thực hiện trong thời gian qua. Trong đó, các mô hình ứng dụng công nghệ cao qua nhiều lần thử nghiệm, áp dụng cho kết quả tốt phải kể đến là trồng rau màu, trồng nấm; trồng rau thủy canh; sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô (lan, cúc, chuối); tư vấn và thực hiện các mô hình sản xuất theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, UTZ Certified cho các sản phẩm nông nghiệp... Tính đến tháng 5/2016, toàn tỉnh có khoảng 226 ha diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó: 9,6 ha rau; 2.500m2 hoa; 29,6 ha dược liệu; 2,5ha cây ăn quả và 184 ha chè.


Mô hình rau an toàn

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2016-2020 Lào Cai xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một nhiệm vụ quan trọng trong Đề án tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020 ( Đề án số 01). Lào Cai đã dành nguồn vốn 191.918 triệu đồng để thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 (thuộc Đề án 01).

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch 133/KH-UBND nhằm đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để triển khai Đề án này như: Giá trị bình quân sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 150 triệu đồng/ha đất canh tác/năm; hoàn thiện chính sách về phát triển nông nghiệp, công bố quy hoạch tổng thể khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt thu hút nguồn vốn ODA, FDI vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghê cao. Tìm kiếm đối tác, mở rộng hợp tác với nước ngoài nhằm tìm kiếm nguồn lực, khoa học và công nghệ từ các nước có nền nông nghiệp  phát triển. Ưu tiên các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Cụ thể trong năm 2016, sẽ chú trọng một số loại cây trồng như: Phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao 3.750 ha tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa và thành phố Lào Cai; phát triển vùng sản xuất lúa canh tác theo kỹ thuật SRI với diện tích trên 2.500 ha; dùy trì, mở rộng vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa tập trung với diện tích 2.000 ha, đưa các giống tốt có năng suất cao vào canh tác; sản xuất các giống lúa chất lượng, giống khoai tây sạch bệnh, giống ăn quả (Lê VH5, đào pháp,..) nhằm cung ứng cho sản xuất trong tỉnh và các tỉnh phía Bắc, từng bước đưa Lào Cai thành trung tâm sản xuất cây giống của vùng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn ứng dụng công ghệ cao với diện tích 130 ha tại Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Văn Bàn, thành phố Lào Cai; tập trung sản xuất rau trái vụ vùng cao, xây dựng các vùng chuyên canh, rau an toàn với các loài bản địa vùng cao như: súp lơ, sa lát, su hào, bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, su su, bò khai,… Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo chuỗi khép kín. Phát triển ổn định diện tích hoa tại Sa Pa, Bắc Hà. Khai thác thế mạnh về đất đai, khí hậu, nguồn gen quý để phát triển cây dược liệu. Mở rộng diện tích chè, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, trong năm 2016 trồng mới 295 ha chè nguyên liệu cho chế biến chè Ô Long, chè tinh chế,...

Việc xây dựng và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian qua đã tạo hiệu ứng bước đầu, làm đòn bẩy để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trong giai đoạn 2016-2020./.


Lâm Tú

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.