Ứng dụng công nghệ cao tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp

Chiều 22/3, Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 – 2020 tổ chức họp đánh giá 1 năm thực hiện Chương trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết quả hợp tác với tỉnh Lâm Đồng.

Đồng chí Nguyễn Hữu Thể, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Quang cảnh cuộc họp.

Theo báo cáo tại cuộc họp, đến thời điểm này, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được triển khai trên các lĩnh vực như: Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong sản xuất giống; áp dụng các công nghệ trong nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng… Hằng năm, tỉnh đã chủ động sản xuất được trên 800 tấn lúa lai, lúa thuần đặc sản các loại; 390 tấn giống khoai tây; trên 8 vạn cây giống cây ăn quả ôn đới, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất của tỉnh và một phần xuất bán cho các tỉnh lân cận. Trên 90% diện tích trồng ngô, lúa của tỉnh sử dụng giống năng suất cao, áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp, đã hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao với 5.000 ha, sản lượng 24.000 tấn, chiếm trên 16% sản lượng lúa của tỉnh, giá trị bình quân đạt từ 75 đến 80 triệu đồng/ha/vụ.  Ngoài ra, còn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lai cải tạo nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn, góp phần cung ứng lợn giống an toàn, sạch bệnh cho thị trường.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.893 tỷ đồng. Trong đó, 13 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động; 5 doanh nghiệp đang xây dựng dự án, trình tỉnh cấp phép đầu tư.

Về kết quả hợp tác với tỉnh Lâm Đồng, năm 2015, hai tỉnh đã ký biên bản hợp tác trên một số lĩnh vực, như đào tạo nguồn nhân lực, tham vấn kinh nghiệm trong xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tham vấn trong quy hoạch vùng sản xuất; hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh vẫn tồn tại một số vấn đề như: Chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp; khó khăn trong giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp; tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm còn thiếu và yếu.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh một số giải pháp để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả trong thời gian tới. Đó là, tập trung chỉ đạo, tạo cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư từ phía doanh nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Gắn triển khai sản xuất giống, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, dược liệu với phân công trách nhiệm của từng ngành. Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Lào Cai. Tích cực hợp tác với tỉnh Lâm Đồng nhằm học tập, rút kinh nghiệm để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao, tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

 

Theo Vân Thảo/LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.