Thể chế hoá, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về kinh tế - xã hội

Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đánh giá cao sự chuẩn bị, đồng tình về cơ bản với những nhận định, đánh giá, đề xuất nêu trong Tờ trình và các báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ.

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hiền Hòa)

Ban Chấp hành Trung ương cũng bổ sung, nhấn mạnh thêm những nội dung quan trọng và giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo nghiêm túc quán triệt nghị quyết, kết luận của Trung ương, khẩn trương hoàn chỉnh văn bản, trình Quốc hội xem xét, thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tại Kỳ họp lần thứ 11 khoá XIII. Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, hoàn thiện Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trung hạn và Kế hoạch đầu tư công trung hạn trình Quốc hội khoá XIV xem xét, quyết định.

Trung ương cho rằng, báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 trình Trung ương xem xét, cho ý kiến lần này là để thể chế hoá, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; đã đánh giá sát thực tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015; chỉ rõ quan điểm phát triển; mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và các khâu đột phá; dự báo các cân đối lớn; đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có chủ trương phát hành trái phiếu chính phủ và sử dụng tiền thu được từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để tăng vốn đầu tư cho các dự án, công trình quan trọng, cấp bách. Tuy nhiên, cần tiếp tục cập nhật những diễn biến mới nhất của tình hình thế giới, trong nước để bổ sung hoàn thiện thêm.

Trung ương đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cải cách khu vực sự nghiệp công; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thực hiện các đột phá chiến lược. Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp xử lý tình hình bội chi ngân sách cao, nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ xấu ngân hàng còn lớn, nợ công tăng cao; giá dầu thế giới tiếp tục biến động khó dự báo, thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo thấp hơn so với trước; tác động của biến đổi khí hậu đến nước ta sớm và gay gắt hơn so với dự báo, gây ra ngập mặn nặng ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn.

Hội nghị cũng nhất trí khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của việc lần đầu tiên sau 30 năm đổi mới, đã xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, coi đây là bước đổi mới công tác kế hoạch hoá các nguồn lực tài chính quốc gia phù hợp với kinh tế thị trường, nâng cao tính sát hợp, khả thi của kế hoạch đầu tư phát triển và hiệu quả đầu tư công.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, xây dựng, tổ chức thực hiện thắng lợi Kế hoạch đầu tư công trung hạn lần này, sẽ chuyển từ cân đối vốn đầu tư hằng năm sang cân đối vốn trong 5 năm ở cả tầm quốc gia và các cấp ngân sách nhà nước để ngay từ đầu nhiệm kỳ, có được bức tranh toàn cảnh về đầu tư công và cân đối vốn ngân sách nhà nước trong 5 năm 2016 - 2020. Tạo điều kiện để các bộ, ngành Trung ương và địa phương sớm xác định được tổng mức vốn đầu tư công trung hạn của mình, chủ động phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất trong 5 năm. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công; xử lý cơ bản tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước vốn kế hoạch quá lớn trong thời gian qua. Đồng thời bảo đảm tính thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách, tăng quyền chủ động của các cấp, các ngành trong việc phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển của ngành mình, cấp mình trong tổng thể Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Tổng Bí thư cũng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu, trong các bước tiếp theo của quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, cũng như kế hoạch đầu tư công trung hạn, cần tiếp tục quán triệt đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc hơn nữa những quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới của Đại hội XII về phát triển kinh tế - xã hội để nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, từng địa phương, bộ, ngành, lĩnh vực cụ thể.

Thống nhất cao hơn nữa nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về vai trò của Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp; về phát triển nhanh và bền vững; về hoàn thiện thể chế kinh tế gắn với đổi mới, kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị; về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trước hết là cân đối thu chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công, xử lý nợ xấu, nợ đọng xây dựng cơ bản, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế; kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Nhận thức và xử lý đúng đắn các nhân tố tạo thành động lực: hài hoà lợi ích; phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; phát huy nhân tố con người, vai trò của khoa học - công nghệ.

Đồng thời, phải khẩn trương xây dựng chương trình hành động thực hiện kế hoạch và tăng cường công tác thể chế hoá, cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, kịp thời có những điều chỉnh cần thiết khi tình hình thay đổi./.

Theo Hiền Nguyễn/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...