Đẩy mạnh cải cách hành chính để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài

Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Nhờ đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực.


Cải cách hành chính đang chứng minh những  kết quả khả quan.

Nhiều chuyển biến tích cực

Thực tiễn cho thấy, cải cách TTHC đã tác động tích cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế. Đơn cử, trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, thủ tục quản lý hoạt động dự án đầu tư đã chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm và bãi bỏ hàng loạt các quy định mang tính xin – cho. Kết quả cải cách đã góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sau nhiều cải cách, các doanh nghiệp được xuất – nhập khẩu trực tiếp theo ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh nội địa; rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, giảm thời gian đi lại, chờ đợi và chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp được tự kê khai, áp giá, áp thuế suất và tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hải quan chỉ kiểm tra lại và điều chỉnh khi cần thiết.

Trong lĩnh vực thuế, một số nội dung đơn giản hóa nổi bật đã được thực thi, như: đổi mới cơ chế kê khai, nộp thuế theo hướng bãi bỏ cơ chế thông báo thuế từ ngày 1/1/2004 để áp dụng thí điểm cho cơ sở kinh doanh tự tính, tự khai và tự nộp thuế. Thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA giảm xuống không quá 3 ngày. Thời hạn doanh nghiệp nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được giãn từ 60 ngày lên 90 ngày sau khi hết năm.

Đặc biệt, thực hiện Đề án 30 cùng với việc ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, ngành Thuế đã áp dụng hình thức khấu trừ, phân loại đối tượng kê khai và nộp thuế, giảm bớt tần suất thực hiện. Cụ thể như đối với nhóm thủ tục khai thuế tài nguyên của đơn vị thu mua khai, nộp thuế thay cho đơn vị khai thác tài nguyên đã được quy định kê khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh, không phải khai quyết toán quy định cho phép các doanh nghiệp được tự in hóa đơn và chỉ thực hiện thông báo với Bộ Tài chính khi phát hành, sử dụng mẫu hóa đơn tự in…

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, kết quả cải cách TTHC trong các lĩnh vực nêu trên đã tác động tích cực đến môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư ở Việt Nam, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức nhà nước về TTHC và cải cách TTHC đã được nâng cao. Các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã tham gia một cách tích cực trong quá trình rà soát các TTHC hiện hành và phản biện các quy định mới về TTHC với tư cách là đối tượng chịu tác động. Cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc thực hiện công tác cải cách TTHC, nhất là về kết quả đơn giản hóa TTHC và thực hiện công khai minh bạch TTHC thuộc tất cả các lĩnh vực ở các cấp chính quyền trên cả nước.

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

Bên cạnh kết quả đạt được như đã phân tích ở trên, công tác cải cách TTHC vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, quy định TTHC còn thiếu tính đồng bộ, nhiều quy định về TTHC chưa đạt yêu cầu về tính rõ ràng, minh bạch, nhất là các quy định về yêu cầu, điều kiện của TTHC. Nhiều văn bản có quy định TTHC nhưng không xác định rõ các bộ phận tạo thành thủ tục, dẫn đến khó công bố, công khai và áp dụng trên thực tế. Một số quy định về TTHC vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế quản lý cũ, rườm rà, phức tạp, không phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Cùng với đó, việc rà soát, đánh giá TTHC còn nặng tính hình thức, chưa khoa học, thiếu khách quan... Do đó, công tác phát hiện, đề xuất loại bỏ hoặc sửa đổi TTHC chưa thật sự hiệu quả.

Đáng chú ý, nhiều cơ quan Nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp nhận và giải quyết công việc, vẫn còn tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Chưa bố trí cán bộ có phẩm chất, đủ trình độ làm công việc tiếp nhận và giải quyết công việc. Không ít công chức có thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ. Vì vậy, tâm lý ngại tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước của người dân vẫn chưa cải thiện được nhiều.

Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư làm ăn tại Việt Nam, theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, công tác cải cách TTHC trong thời gian tới cần tập trung hoàn thành việc thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC đã được thông qua tại 25 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC. Bên cạnh đó, các Bộ, địa phương được giao nhiệm vụ rà soát TTHC trọng tâm năm 2012 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ nhiệm vụ rà soát, đảm bảo mục tiêu cắt giảm tối thiểu 30% chi phí tuân thủ TTHC.

Đồng thời, nghiêm túc thực hiện việc cập nhật các quy định mới về TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia và thực hiện niêm yết công khai TTHC, nội dung và địa chỉ tiếp nhận phản ánh khiếu nại tại cơ quan hành chính các cấp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Đối với TTHC trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp tục hoàn thiện các quy định TTHC tại Luật Đầu tư trên cơ sở rà soát, đánh giá đầy đủ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, nhất là những vướng mắc, bất cập của các quy định về điều kiện đầu tư, thủ tục đầu tư được quy định tại luật và các văn bản pháp luật có liên quan, như: Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất động sản… Bảo đảm khuyến khích đầu tư mạnh vào các ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp nhẹ, đồ điện, điện tử gia dụng, công nghệ phần mềm và các ngành công nghiệp phụ trợ…

Ngoài ra, cần nghiên cứu, hoàn thiện quy định TTHC đáp ứng yêu cầu khuyến khích đầu tư tạo hàng xuất khẩu trong các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, trong đó chú trọng rà soát, đơn giản hóa các thủ tục liên quan theo hướng tạo thuận lợi hóa thương mại, như: thủ tục hải quan đối với hàng nhập sản xuất để xuất khẩu, các TTHC liên quan đến bảo lãnh thuế, hoàn thuế, thủ tục về hàng hải…
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...