Các nước châu Âu công bố kế hoạch tiếp nhận người di cư năm 2016

Những ngày đầu năm 2016, châu Âu vẫn chưa tìm được sự đồng thuận để giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn đang làm đau đầu nhiều quốc gia ở châu lục này.
Trong bối cảnh đó, mỗi quốc gia Châu Âu đã công bố chính sách và kế hoạch tiếp nhận người di cư trong năm 2016. Kết thúc kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới, dòng người di cư trở lại Đức đã tắc nghẽn ở khu vực biên giới các bang phía Nam và Đông Nam nước này do phải qua kiểm tra giấy tờ xuất nhập cảnh nghiêm ngặt. 
 
Bộ trưởng Nội vụ bang Bayern Joachim Herrmann ngày 3/1 tuyên bố việc kiểm soát này có thể kéo dài vô thời hạn trong năm mới 2016, chừng nào đường biên giới bên ngoài của khu vực Schengen và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) khác không được bảo vệ. 
 

Châu Âu có giải quyết được cuộc khủng hoảng tị nạn vào năm 2016?
Ông Herrmann cũng lên tiếng yêu cầu những nước EU có đường biên giới ngoài của khu vực miễn thị thực Schengen cần tuân thủ các quy định của hiệp ước này.
 
Theo tuyên bố của ông Horst Seehofer, Chủ tịch Đảng liên minh cơ đốc giáo cầm quyền, Đức chỉ có thể tiếp nhận không quá 200.000 người tị nạn nữa trong năm 2016.
 
Những tuyên bố cứng rắn vừa nêu cho thấy, giới chính trị gia Đức năm  2016 cương quyết phản đối chính sách đơn phương mở cửa biên giới của Thủ tướng Angela Merkel, người nhận được sự khen ngợi từ quốc tế song hứng chịu không ít chỉ trích nặng nề ở trong nước.
 
Để trấn an người dân Đức, bà Merkel cho biết, năm 2016 này chính phủ của bà sẽ hạn chế đáng kể người nhập cư và tiếp tục giải quyết ổn thỏa vấn đề gây tranh cãi này.
 
Thủ tướng Merkel nói: “Việc chúng ta cứu giúp hàng trăm nghìn người di cư khốn khổ chắc chắn gây ra những tốn kém về thời gian, tiền của. Chúng tôi đang học hỏi và rút kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ để những giá trị truyền thống, sự hiểu biết về quyền, ngôn ngữ, pháp luật, các quy tắc của chúng ta không bị ảnh hưởng”.
 
“Chúng ta cùng cố gắng để duy trì một xã hội ổn định, ở đó người Đức và người nhập cư có thể chung sống tốt với nhau. Nếu chúng ta chung tay giải quyết thì vấn đề người nhập cư sẽ lại là một  cơ hội tốt cho sự phát triển đất nước trong tương lai. Hãy nhớ rằng, chúng ta luôn có những quy tắc toàn diện và chặt chẽ về các biện pháp chính trị, dân sự”, bà Merkel cho biết thêm.
 
Trong khi đó, Ba Lan ngày 3/1 tuyên bố sẽ tôn trọng cam kết của Chính phủ tiền nhiệm về việc tiếp nhận khoảng 7.000 người tị nạn trong năm 2016, nhưng sẽ tiến hành kiểm tra an ninh nghiêm ngặt đối với những người tị nạn và sẽ chỉ tiếp nhận những người được xác định nhân thân rõ ràng.
 
Thụy Điển thông báo có thể đón nhận thêm người tị nạn trong năm nay nếu có cơ chế phân bổ người tị nạn đồng đều cho các địa phương trên toàn quốc. Quốc gia Đông Âu này đồng ý tiếp nhận 160.000 người di cư, mức cao nhất trong các nước thành viên EU tính theo bình quân đầu người. 
 
Anh tuyên bố sẽ tiếp nhận khoảng 20.000 người tị nạn Syria trong vòng 4 năm tới. Còn Pháp thì cho biết sẵn sàng đón nhận 24.000 người di cư trong năm nay và năm 2017. Kế hoạch tiếp nhận người nhập cư của Canada trong năm 2016 khoảng 25.000 người. 
 
Mặc dù đã nỗ lực hết sức, song đến nay, lãnh đạo các quốc gia thành viên EU vẫn chưa đạt được sự đồng thuận để đưa ra một chiến lược chung nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư. 
 
Theo số liệu mới công bố của Tổ chức di cư quốc tế (IOM), số lượng người tị nạn, di cư do xung đột, chiến tranh, nghèo đói ở khắp nơi trên thế giới đến ngày 31/12/2015 đã vượt xa con số 60 triệu người.
 
Trong đó, lượng người di cư đến châu Âu bằng đường biển đạt mức kỷ lục hơn 1 triệu người. Hơn 3.600 người phải bỏ mạng và mất tích trong hành trình tìm đến miền Tây đất hứa.
 
Người phát ngôn của Tổ chức di cư quốc tế Adrian Edward nói: “Đáng buồn là năm 2016 tình trạng này sẽ vẫn tiếp tục. Mặc dù, chúng ta đã có những cải thiện đáng kể trong năm ngoái khi tổ chức cứu hộ tốt hơn trên biển Địa Trung Hải và đón nhận hàng trăm nghìn người di cư khốn khổ. Song các nước châu Âu và quốc tế phải làm nhiều công việc hơn ở phía trước, với sự nỗ lực, hợp tác, đoàn kết để quản lý và kiểm soát tốt hơn cuộc khủng hoảng di dân tồi tệ nhất từ trước tới nay, từ đó duy trì những giải pháp bền vững cho vấn đề này”./.
Theo Mai Liên/vov.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.