Cộng đồng ASEAN 2015 - người dân thụ hưởng nhiều lợi ích

Để có được kết quả như hiện tại, các nước ASEAN một năm qua đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thành những nhiệm vụ đề ra.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 trên cơ ở là một tuyên bố chính trị (Tuyên bố Bangkok) với 5 thành viên ban đầu. Sau gần 5 thập kỷ tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN đã chuyển hóa căn bản về chất và chính thức trở thành Cộng đồng chung vào ngày hôm nay (ngày 31/12/2015). 

Là cờ của Cộng đồng ASEAN tung bay trong gió.

Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN được đề cậ­p sau khi ASEAN đã bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á và thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 vào năm 1997. Đến năm 2003, các Lãnh đạo ASEAN chính thức quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020; và đến năm 2007, nhất trí sẽ đạt mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (thay vì đến năm 2020 như thỏa thuận trước đó).

Dấu mốc lịch sử

Sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 là dấu mốc lịch sử của tiến trình liên kết ASEAN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Hiệp hội và khu vực cùng như từng nước thành viên.

Cộng đồng ASEAN thể hiện sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN sau gần 5 thập kỷ tồn tại, phát triển. ASEAN đã, đang và sẽ mang lại những lợi ích quan trọng và thiết thực cho các nước thành viên, mà bao trùm là tạo môi trường khu vực hòa bình và ổn định để mỗi nước tập trung phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế.

Có thể nói, cộng đồng chung chính là thành tựu hợp tác của các nước ASEAN, tạo cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ cho ASEAN tiếp tục liên kết sâu rộng hơn và đóng vai trò quan trọng hơn ở khu vực. Cộng đồng cũng phản ánh nhận thức và lợi ích chung của các nước thành viên về nhu cầu liên kết khu vực cao hơn.

ASEAN hiện là một trong những tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất trên thế giới, có vai trò quan trọng ở khu vực. Vai trò và vị thế quốc tế của ASEAN thể hiện ở các khía cạnh sau.

ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác vì phát triển ở khu vực. Đó là kết quả của những nỗ lực liên kết nội khối, hợp tác về chính trị- an ninh (kể cả với các đối tác), và nhất là ngăn ngừa xung đột thông qua việc xây dựng lòng tin và chia sẻ các quy tắc ứng xử. ASEAN cũng đã khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong các diễn đàn/cơ chế khu vực, với sự tham gia và đóng góp của cả các đối tác, nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác xử lý những thách thức đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.

ASEAN đóng vai trò là động lực chính trong việc thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, nhất là về kinh tế- thương mại, thông qua cơ chế và khuôn khổ khác nhau ở khu vực.

Cùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp hội đã chủ động đi đầu trong việc hình thành một mạng lưới các Khu vực mậu dịch tự do (FTA) với từng đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand; thúc đẩy nhiều chương trình hợp tác kinh tế- thương mại đa dạng với các đối tác lớn như Mỹ, Canada, EU, Nga và đang đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Các đối tác đều coi trọng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác toàn diện với ASEAN cả về đa phương và song phương, hỗ trợ việc ASEAN xây dựng Cộng đồng, ủng hộ vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực. Đến nay đã có 83 nước ngoài khu vực cử Đại sứ tại ASEAN./.

Theo vov.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.